Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu
Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ phải làm việc hết sức để loại bỏ đường dư thừa bằng cách lọc nó ra khỏi máu. Điều này khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt vào ban đêm
Việc đi tiểu thường xuyên là cần thiết để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu và nó có thể khiến cơ thể mất thêm nước. Theo thời gian, điều này có thể gây mất nước và khiến bạn cảm thấy khát nước hơn bình thường.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường không nhận đủ năng lượng từ thức ăn của họ. Hệ thống tiêu hoá phân huỷ thức ăn thành một loại đường đơn giản gọi là glucose, mà cơ thể sử dụng làm nhiên liệu.
*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: 10 loại trái cây có hàm lượng đường huyết thấp cho bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường type 2 có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của bạn và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Mệt mỏi do tiểu đường xảy ra do không đủ đường di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể.
Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ, gây mờ mắt. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 mắt. Lượng đường trong máu cao cũng có thể dẫn đến đục thuỷ tinh thể, gây mờ mắt, nhưng sẽ cải thiện khi lượng đường trong máu giảm. Nếu một người mắc bệnh tiểu đường không được điều trị, tổn thương các mạch máu này có thể trở nên nghiêm trọng và mất thị lực vĩnh viễn có thể sẽ xảy ra.
Lượng đường cao trong máu có thể làm tổn thương các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, từ đó làm suy giảm quá trình lưu thông máu. Do đó, ngay cả những vết thương nhỏ cũng có thể mất hàng tuần hoặc hàng tháng để lành lại. Vết thương chậm lành cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến sự lưu thông máu và làm tổn thương dây thần kinh. Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2, điều này có thể dẫn đến đau hoặc cảm giác ngứa ran hoặc tê ở bàn tay, bàn chân. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Nó có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không được điều trị.
Các vùng da sẫm màu hình thành trên các nếp nhăn ở cổ, nách hoăc bẹn cũng có thể là do bệnh tiểu đường. Tình trạng da này được gọi là bệnh gai đen.
Lượng đường dư thừa trong máu và nước tiểu cung cấp thức ăn cho nấm men, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men có xu hướng xảy ra ở những vùng da ấm và ẩm ướt, như miệng, vùng sinh dục và nách. Các khu vực bị ảnh hưởng thường ngứa, nhưng cũng có thể bị bỏng, đổi màu da và đau nhức.
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm
Được điều trị, thay đổi lối sống và kiểm soát lượng đường trong máu có thể cải thiện đáng kể sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của một người cũng như giảm rủi ro của các biến chứng. Nếu không điều trị, lượng đường trong máu cao kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe doạ tính mạng, bao gồm:
Để ngăn ngừa các biến chứng, bạn cần kiểm soát lượng đường trong máu, nếu không được kiểm soát thì nguy cơ mắc các vấn đề về sức khoẻ càng cao. Bệnh tiểu đường không được điều trị cũng có dẫn đến tình trạng tăng thẩm thấu do tăng glucose máu, gây ra sự gia tăng nghiêm trọng và liên tục lượng đường trong máu. Một bệnh hoặc nhiễm trùng thường sẽ kích hoạt tình trạng tăng thẩm thấu, có thể phải nhập viện. Biến chứng này có xu hướng ảnh hưởng đến người lớn tuổi.
*** THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT: Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 2
Bất kỳ ai gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng có thể có của bệnh tiểu đường nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.