Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách phân biệt, xử trí vảy nến da đầu và gàu tóc

Cả gàu tóc và vảy nến da đầu đều có thể gây ra những mảng tróc vảy màu trắng bám trên tóc. Tuy nhiên, nguyên nhân của 2 vấn đề này là hoàn toàn khác, nên cũng cần xử trí đúng cách.

Da đầu có nhiều vảy trắng là bệnh lý gì?

Phân biệt vảy nến da đầu và gàu tóc

So với vảy nến da đầu, các vảy trắng do gàu tóc sờ vào sẽ nhờn và mịn hơn. Vảy nến da đầu thường sẽ tạo thành các vảy da dày, có thể chảy máu khi cào gãi. Ngoài ra, vảy nến xuất hiện trên da đầu cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như khuỷu tay, đầu gối, thậm chí là vảy nến móng tay.

Nguyên nhân gây gàu tóc

Nguyên nhân trực tiếp gây ra gàu không phải do vệ sinh kém, mà do một loại nấm men ký sinh trên da đầu. Nấm Malassezia lấy thức ăn từ dầu nhờn trên da dầu, phân giải chúng thành một dạng acid béo tên là acid oleic. Một số người nhạy cảm với acid oleic, dẫn tới da đầu chết đi nhanh chóng để giảm tình trạng kích ứng. Các vảy trắng trên tóc thực chất là da chết tạo ra do quá trình này.

Ngoài bong vảy trắng, gàu tóc còn khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy. Các triệu chứng này có thể xuất hiện thất thường do một số tác nhân ảnh hưởng tới hệ sinh thái trên da đầu như: Thay đổi thời tiết, stress…

Nguyên nhân gây vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu có thể lan xuống gáy, khi bong vảy để lại mảng da đỏ

Vảy nến da đầu có thể lan xuống gáy, khi bong vảy để lại mảng da đỏ.

Vảy nến da đầu là một dạng vảy nến – bệnh ngoài da xảy ra khi hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào lành trong cơ thể, khiến tế bào biểu bì tăng sinh và chết đi nhanh chóng.

Cả yếu tố di truyền và môi trường sống đều ảnh hưởng tới bệnh vảy nến. Một số tác nhân khiến vảy nến da đầu bùng phát gồm: Bệnh viêm nhiễm ngoài da, stress, hút thuốc lá, ăn thực phẩm không lành mạnh, đổ nhiều mồ hôi, cháy nắng…

Ngoài da đầu, vảy nến còn có thể xuất hiện toàn thân: Vảy nến thể mảng (ở những vùng da lớn, thường bị tì đè), vảy nến móng tay.

Làm thế nào để loại bỏ vảy trắng trên da đầu?

Người bị gàu hay vảy nến da đầu đều cần lựa chọn dầu gội phù hợp

Người bị gàu hay vảy nến da đầu đều cần lựa chọn dầu gội phù hợp.

Người bị vảy nến da đầu hay gàu tóc luôn phải chung sống với bệnh trong thời gian dài. Tình trạng vảy da bong tróc tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng lại gây mất tự tin khi ra ngoài. Tuy nhiên, một số biện pháp sau có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng hiệu quả hơn.

Với gàu da đầu, bạn có thể sử dụng dầu gội chứa hoạt chất như kẽm pyrithione, selenium sulfide, ketoconazole. Đây là thành phần có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, kiểm soát các vi sinh vật trên da đầu. Ngoài ra, acid salicylic cũng giúp giảm hiện tượng bong vảy da do gàu.

Với vảy nến da đầu, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sỹ có thể chỉ định bạn dùng thuốc ngoài da hoặc thuốc uống để điều trị theo phác đồ. Acid salicylic và calcipotriene là các sản phẩm bôi ngoài da có thể cải thiện triệu chứng vảy này. Riêng thuốc chống viêm steroid cần được sử dụng đúng liều lượng và thời gian được bác sỹ chỉ định. Nguyên nhân là thuốc steroid tiềm ẩn các tác dụng phụ như làm da mỏng đi, nhạy cảm với ánh sáng…

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về gàu và viêm da tiết bã.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm