Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách bạn 4 cách chăm sóc cho da đầu khỏe mạnh

Chăm sóc da đầu đúng cách là bước đầu tiên để bạn có được mái tóc óng ả, bồng bềnh. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn 4 cách để có da đầu khỏe mạnh.

Da đầu khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để bạn có mái tóc chắc, khỏe.

Tại sao bạn nên chăm sóc da đầu?

Hàng ngày, bạn thường dành một khoảng thời gian dài để thực hiện nhiều bước chăm sóc da mặt, từ làm sạch, cân bằng cho đến dưỡng da chuyên sâu. Thế nhưng, có bao giờ bạn nghĩ rằng da đầu mình cũng cần được gìn giữ như thế chưa? Mồ hôi, dầu thừa và bụi bẩn có thể làm da đầu không khỏe mạnh, từ đó mái tóc cũng trở nên thiếu sức sống.

Trong bài đăng mới nhất trên Instagram của mình, Chuyên gia da liễu nổi tiếng người Ấn Độ, Tiến sỹ Kiran Sethi đã chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. Theo bà, vì da đầu là một trong những vùng da dày nhất trên cơ thể chúng ta, nên điều quan trọng nhất là phải chăm sóc nó từ bên ngoài. Gàu, viêm nang lông (vết sưng tấy), khô da, phát ban trên da đầu và rụng tóc đều có thể xảy ra nếu bạn chăm sóc da đầu không tốt.

Cách chăm sóc da đầu

Luôn nhớ rằng sức khỏe của da đầu sẽ quyết định sức khỏe của tóc. Da đầu không khỏe mạnh có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, bao gồm rụng tóc sớm do các nang tóc suy yếu. Dưới đây là một số cách chăm sóc da đầu đơn giản:

1. Gội đầu đúng cách

Gội đầu là bước chăm sóc da đầu tối thiểu nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Có người dành không đủ thời gian để làm sạch mái tóc hoặc thao tác quá mạnh làm tổn thương da đầu.

Không sử dụng các sản phẩm có chứa sunfat, cồn hoặc nước hoa vì chúng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc và khiến da đầu khô, dễ bị kích ứng.

Đồng thời, bạn nên kết hợp thao tác massage khi gội đầu để làm sạch nhẹ nhàng, thúc đẩy tuần hoàn máu dưới da giúp các tế bào nhanh sản sinh, tóc mọc khỏe mạnh.

Không nên gội đầu quá thường xuyên. Tần suất gội đầu hợp lý cho hầu hết các loại tóc và da đầu là cách 2 - 3 ngày/lần. Tuy nhiên, trong trường hợp da đầu tiết nhiều dầu, nhờn hoặc tóc quá mỏng thì có thể gội đầu cách ngày. Sau khi gội đầu, bạn cần lưu ý nhẹ nhàng lau khô bằng khăn vì ở thời điểm này tóc yếu và rất dễ gãy rụng, chà xát mạnh có thể làm tóc rụng nhiều hơn và làm lớp ngoài cùng của tóc bị thô cứng, dễ gãy rụng.

Tần suất gội đầu hợp lý cho hầu hết các loại tóc và da đầu là cách 2 - 3 ngày/lần

Tần suất gội đầu hợp lý cho hầu hết các loại tóc và da đầu là cách 2 - 3 ngày/lần.

2. Dưỡng ẩm cho da đầu

Da đầu cũng cần được dưỡng ẩm như da mặt. Sử dụng dầu gội đầu thường xuyên làm cho da đầu của chúng ta mất dần độ ẩm.

Do vậy, bạn có thể sử dụng những loại dầu từ thiên nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu olive…để dưỡng ẩm cho da đầu. Bạn dùng dầu dưỡng để ủ tóc từ gốc đến ngọn và thoa lên da, lặp lại khoảng 2-3 lần mỗi tuần, mỗi lần ủ trong 30 phút. Phương pháp này giúp cung cấp dưỡng chất cho cả mái tóc và da đầu bạn.

3. Tẩy da chết cho da đầu

Giống như mọi vùng da trên cơ thể, da đầu cũng sản sinh da chết. Vì vậy, tẩy da chết cho da đầu là bước không thể thiếu.

Bạn sẽ dễ dàng tìm mua các sản phẩm tấy tế bào chết cho da đầu phù hợp tại các cửa hàng mỹ phẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm bằng cách thêm 1 vài thìa đường vào dầu gội hoặc dầu dưỡng từ thiên nhiên. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này để tẩy da chết trên da đầu, tương tự với cách bạn tẩy da chết cho cơ thể.

4. Ăn thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào chống lại gốc tự do, ngăn ngừa bệnh tật. Vì vậy, bổ sung các chất chống oxy hóa đồng nghĩa với việc bạn có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, bệnh tim, ung thư và giúp da đầu khỏe mạnh.

Nguồn chất chống oxy hóa tốt nhất là từ thực vật, đặc biệt là trái cây và rau quả. Thực phẩm có màu sắc rực rỡ thường chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất. Ngoài ra, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt giàu chất chống oxy hóa cũng thường giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa và cholesterol, cũng như là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 13 lý do bạn nên chăm sóc da bằng dầu jojoba.

Lê Tuyết (Theo Health Shots) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Sử dụng kháng sinh an toàn cho trẻ em

    Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.

  • 18/04/2025

    Cha mẹ thông thái chọn sữa nào cho trẻ tuổi học đường 6–15 tuổi

    Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.

  • 18/04/2025

    Người mắc hội chứng ống cổ chân nên ăn gì và tránh ăn gì?

    Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.

  • 18/04/2025

    Phòng chống cháy nổ mùa nóng

    Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.

Xem thêm