1. Màu nhuộm phai nhanh hơn
(Ảnh: Brightside)
Nếu bạn đang ưng ý với màu tóc mới nhuộm của mình thì hãy cân nhắc thật kỹ số lần gội đầu trong tuần, vì nước có thể rửa trôi màu thuốc nhuộm của bạn.
Hãy thử gội 3 ngày một lần và sử dụng dầu gội đầu phù hợp, tốt hơn hết bạn cần tránh sử dụng các loại dầu gội có khả năng tẩy rửa mạnh để không làm phai màu tóc.
2. Tóc khô hơn
(Ảnh: Brightside)
Tóc khô hoặc xoăn là một dấu hiệu cho thấy bạn đang gội đầu quá thường xuyên. Hầu hết các loại dầu gội đầu đều có chứa chất hóa học gọi là sulfat, giúp loại bỏ dầu và gàu trên tóc. Do đó, tóc của bạn trông sẽ bóng bẩy hơn ngay sau khi gội đầu, nhưng về lâu dài chúng lại gây hại cho tóc. Nếu bạn rửa trôi lớp dầu tự nhiên của tóc, da đầu và cấu trúc tóc của bạn sẽ bị khô.
Bạn nên cố gắng giảm bớt tần suất gội đầu trong tuần và sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm cho tóc giúp tóc luôn suôn mượt.
3. Ngày càng nhiều gàu
(Ảnh: Brightside)
Gàu là tình trạng da đầu bắt đầu ngứa và bong tróc, để lại một số đốm trắng trên tóc dưới dạng cặn. Khi bạn quá lạm dụng việc gội đầu, bạn đang vô tình loại bỏ chất nhờn tự nhiên trên da đầu, điều cần thiết để giữ cho da đầu được nuôi dưỡng và khỏe mạnh. Do đó, điều này có thể khiến da đầu của bạn khô hơn và sinh ra nhiều gàu hơn.
Đối với tình trạng này, đôi khi bạn chỉ cần xả nước đơn giản là đủ để loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn chứ không cần làm dụng quá nhiều dầu gội đầu. Nếu tình trạng gàu quá nhiều, bạn có thể thử tẩy da chết kết hợp với dầu gội đầu bằng dầu cây trà.
4. Tóc chẻ ngọn
(Ảnh: Brightside)
Tóc khô và thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến bị chẻ ngọn ở phần đuôi tóc. Đây cũng là một trong những hệ quả của việc gội đầu quá nhiều.
Nếu tóc của bạn đã bị chẻ ngọn thì cách duy nhất bạn có thể làm là cắt tỉa bớt phần tóc bị chẻ và cố gắng chăm sóc tóc thật chu đáo, đảm bảo rằng tóc luôn đủ độ ẩm.
5. Tóc xỉn màu và nhiều dầu hơn
(Ảnh: Brightside)
Khi bạn gội đầu mỗi ngày, các tuyến dầu dưới chân tóc sẽ bắt đầu sản xuất nhiều dầu hơn để bù lại lượng dầu đã bị dầu gội đầu rửa trôi. Hơn nữa, ngay cả khi loại tóc của bạn nhiều nhờn, thì sợi tóc của bạn vẫn rất khô.
Mẹo chăm sóc tóc khỏe mạnh ngay tại nhà
(Ảnh: Brightside)
1. Giấm rượu táo có thể giúp thay đổi nồng độ pH của tóc và da đầu khiến lượng dầu tích tụ ít hơn và cân bằng hơn. Trộn 3 thìa giấm táo với một cốc nước ấm. Sau khi gội đầu, thoa đều dung dịch lên tóc và xoa lên da đầu. Chờ từ 5 đến 10 phút trước khi rửa sạch.
2. Nha đam và nước cốt chanh: Hai yếu tố này hoạt động như một chất làm se chân tóc để kiểm soát việc sản xuất bã nhờn, đồng thời khiến tóc trông bóng mượt, khỏe mạnh hơn. Kết hợp chúng bằng cách thêm 2 thìa cà phê gel lô hội và một thìa nước cốt chanh vào bát. Tiếp theo, đổ một cốc nước vào bát và trộn đều. Dùng hỗn hợp này để xả tóc.
3. Tinh dầu bạc hà và dầu cây trà có thể giúp giữ cho các lỗ chân lông trên da đầu thông thoáng, từ đó giúp cho tóc ít dầu hơn. Xịt một hoặc 2 giọt lên tóc giữa các lần gội đầu. Hãy nhớ rằng bạn không nên thoa tinh dầu chưa pha loãng trực tiếp lên da. Sau đó, quấn đầu trong một chiếc khăn và để yên trong 10 phút trước khi gội sạch.
4. Baking soda là một liệu pháp thay thế hữu hiệu cho dầu gội khô. Nó giúp bạn loại bỏ tất cả gàu và bụi bẩn bám trên tóc. Bạn có thể tạo ra baking soda một cách dễ dàng bằng cách trộn 2 hoặc 3 thìa cà phê muối nở vào bát với nước cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Thoa hỗn hợp từ gốc đến ngọn lên tóc ướt. Chờ một phút trước khi rửa sạch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chăm sóc da đầu và tóc đúng cách.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.