Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

Độc tố tụ cầu vàng có thể từ mụn nhọt của người chế biến thực phẩm

Trong những năm gần đây, nước ta đã ghi nhận các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại trường học, khi đi dã ngoại, liên hoan... trong đó có nguyên nhân do thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng khiến cộng đồng hết sức lo ngại.

Điển hình vào cuối tháng 9/2024, nhiều học sinh trường Tiểu học và THCS xã Nông Thượng, thành phố Bắc Kạn nhập viện do có biểu hiện bất thường như đau đầu, sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy… Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn tiến hành xét nghiệm, nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các ca bệnh tại trường này cho thấy, các mẫu dương tính với vi khuẩn tụ cầu vàng. Trước đó, tháng 3/2023, hơn 70 học sinh Trường tiểu học Kim Giang (Hà Nội) ngộ độc, nhập viện do vi khuẩn tụ cầu vàng có trong món thịt gà của suất ăn tại trường.

Tụ cầu vàng (tên khoa học là Staphylococcus aureus) là một loại vi khuẩn có độc tính cao, khả năng nhiễm vào thực phẩm và gây bệnh của tụ cầu vàng rất lớn, do chúng phân bố ở khắp nơi. Đây là vi khuẩn phổ biến, có thể ở trong không khí, đất, nước, trong niêm mạc mũi, trong khoang miệng và họng của người cũng như động vật, trên da và các mụn mủ, ở vú bò sữa bị viêm. 

Đọc thêm tại: Nhiễm tụ cầu nguy hiểm như thế nào? 

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết: Tụ cầu vàng có thể gây bệnh theo nhiều cơ chế khác nhau, có thể thông qua tiếp xúc tại nhà bếp và quá trình chế biến; độc tố của vi khuẩn này có thể xuất phát từ mụn nhọt của người chế biến thực phẩm. Sau khi gãi, nặn mụn nếu người chế biến không rửa tay, tụ cầu vàng sẽ bám vào thực phẩm. Khi thực phẩm bị ô nhiễm, vi khuẩn tụ cầu vàng sẽ phát triển tiết ra độc tố, khiến người sử dụng thực phẩm có thể xuất hiện triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau đầu... Đây là loại vi khuẩn khó điều trị, có thể kháng nhiều loại kháng sinh nếu không được phát hiện và người bệnh không tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn có độc tính cao, khả năng nhiễm vào thực phẩm rất lớn, do chúng phân bố ở khắp nơi, có khả năng sinh độc tố gây nên nhiều bệnh cấp tính. Thông thường những người khỏe mạnh nhiễm tụ cầu vàng sẽ hồi phục nhanh chóng khi được bù nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, người già yếu, người có hệ miễn dịch kém do mất nước điện giải nặng nếu không được chăm sóc, điều trị phù hợp có thể chuyển nặng, thậm chí tử vong.

“Tụ cầu vàng sau mấy tiếng nhiễm vào thức ăn đã sản sinh ra ngoại độc tố ruột, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Đáng nói, độc tố ruột bền với nhiệt, phải đun sôi thực phẩm trong 2 giờ mới phá hủy hoàn toàn độc tố này. Độc tố tụ cầu vàng nhiễm qua thực phẩm thì đã nguy hại, nhưng trên thực tế nó còn ác hiểm gấp nhiều lần khi vi khuẩn vào cơ thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng toàn thân. Khi đến các bộ phận trong cơ thể vi khuẩn có thể nằm sâu bên trong, ẩn kín ở đó, khiến cho đôi khi việc sử dụng kháng sinh không hiệu quả”, bác sĩ Thái nhấn mạnh.

Đọc thêm tại: "Ngộ độc thực phẩm - Mối lo ngại không thể bỏ qua vào mùa hè 

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam: Thời tiết nắng nóng, việc chế biến không đảm bảo vệ sinh có thể sẽ là điều kiện thuận lợi tăng thêm nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ra ngộ độc thực phẩm. “Thông thường tụ cầu vàng gây ra ngộ độc rất nhanh, có khi sau 1-6 giờ ăn các thực phẩm nhiễm khuẩn này có thể xuất hiện các triệu chứng nôn ói dữ dội, đau quặn bụng, mất nước. Trong một số trường hợp nặng có thể gây tử vong. Chính vì thế, các cơ sở chế biến cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho công nhân trực tiếp chế biến thực phẩm, cũng như các cách bảo quản thực phẩm tốt để giữ uy tín, bảo đảm an toàn thực phẩm. Người chế biến phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch để có thể loại bỏ được vi khuẩn. Khi chế biến thực phẩm nên sử dụng các loại găng tay, tránh trực tiếp dùng bàn tay có nguy cơ tiềm ẩn đưa độc tố tụ cầu từ môi trường vào trong thực phẩm”, TS.BS Trương Hồng Sơn lưu ý.

Bác sĩ Quốc Thái khuyến cáo: Khi phát hiện sốt và tiêu chảy nghi ngờ do độc tố tụ cầu vàng nên cho người bệnh bù nước càng sớm càng tốt. Trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm có sốt, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng thì phải nghi ngờ đến tác nhân độc tố của tụ cầu vàng, và cần nhanh chóng bù nước điện giải, đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Trẻ bị mất nước có thể do thiếu hụt các chất điện giải trong cơ thể mà không được phát hiện và bù nước kịp thời có thể rơi vào tình trạng sốc, rối loạn về tuần hoàn, ảnh hưởng đến các cơ quan đích trong cơ thể như tim, phổi, thận... thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Đọc thêm tại: 6 triệu chứng nhiễm trùng tụ cầu khuẩn 

Lưu Hường - Theo VOV
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

Xem thêm