Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

"Ngộ độc thực phẩm - Mối lo ngại không thể bỏ qua vào mùa hè

Ngộ độc thực phẩm rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất kì ai và bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt gia tăng vào mùa hè. Nguyên nhân do đâu và làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Tại sao ngộ độc thực phẩm hay xảy ra vào mùa hè?

Vào mùa này, thời tiết nóng ẩm chính là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh phát triển và tấn công mạnh mẽ hơn bình thường. Việc lựa chọn thực phẩm, cách sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách, hoặc thậm chí là sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh cũng đều tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gia tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh cũng tiềm ẩn nhiều khả năng bị ngộ độc thực phẩm.

Ẩm thực đường phố: Có nên ăn món vỉa hè hay không?

Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ, hoặc cũng có thể là từ 1-2 ngày sau khi ăn loại thực phẩm đó. Người bị ngộ độc sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn nao, đau bụng khi bị ngộ độc. Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (trên 4 lần/ngày), đau bụng quặn từng cơn, mất nước và rối loạn điện giải gây mệt mỏi.  Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ.

Tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc mà các triệu chứng gặp phải có thể khác nhau:

  • Ngộ độc do vi sinh vật: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mất nước (khát nước, khô môi), dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, vã mồ hôi liên tục).
  • Ngộ độc do thực phẩm nhiễm hóa chất: ngoài các triệu chứng xảy ra ở hệ tiêu hóa thì người bị ngộ độc có thể bị đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, trụy mạch…
  • Ngộ độc do thực phẩm chứa độc tố tự nhiên: một số thực phẩm chứa độc tố như sắn, măng, cá nóc, cóc… Các loại thực phẩm này nếu không được chế biến đúng cách sẽ làm xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Đọc thêm tại bài viết: Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm mỗi chúng ta cần biết

Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch, phân có dính máu và chất nhầy, đau bụng dữ dội hơn, đau cổ, đau họng, đau ngực, và suy giảm sức đề kháng.

Để không gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau này, khi nhận thấy các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Nên nôn hết thức ăn ra khỏi dạ dày để tránh các độc tố tiếp tục ngấm và hấp thu vào cơ thể. Nếu người bị nhiễm độc chưa cảm thấy buồn nôn thì cần phải tìm cách để kích thích gây nôn như dùng ngón trỏ (đã rửa sạch) đưa vào họng hoặc uống nước muối loãng, ấm để nôn hết thức ăn gây độc ra ngoài. Tránh để bị sặc hoặc ngạt thở khi kích thích nôn, riêng với trẻ em thì cần cẩn thận để không bị xước cổ họng. Giữ lại loại thực phẩm nghi ngờ là nguyên nhân gây ngộ độc hoặc mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
  • Nôn và tiêu chảy nhiều lần trong ngày gây mất nước, rối loạn điện giải. Điều quan trọng nhất lúc này là cần bù đủ lượng nước và điện giải cho cơ thể. Lưu ý, đối với dung dịch oresol thì cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, liều pha trước khi dùng.
  • Nếu thấy các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm hoặc xuất hiện các bất thường khác thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Nguyên tắc phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là một kỹ năng mà mọi người cần nắm vững. Một số nguyên tắc quan trọng giúp mọi người tránh bị ngộ độc thực phẩm:

  • Đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.
  • Lựa chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Tách biệt đồ sống với đồ chín, sử dụng các vật dụng chế biến thức ăn chín và thức ăn sống riêng, nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.
  • Đậy kín thức ăn, thức ăn cần được che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi.
  • Đun lại thức ăn thừa ở nhiệt độ hơn 70 độ C trước khi ăn.
  • Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong và sau khi chế biến món ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh bếp, vệ sinh các dụng cụ làm bếp sạch sẽ.

Ngộ độc thực phẩm nếu không được điều trị sẽ vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh bằng nhiều biện pháp. Hãy tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh ngộ độc để luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe của cả gia đình.

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids's Day - Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm