Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách xử lý đúng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra trong mùa hè. Mới đây, hơn 70 trẻ ở trường tiểu học Kim Giang bị ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại. Vậy cần xử lý như thế nào khi phát hiện trẻ ngộ độc thực phẩm?

 Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm

TS.BS Lê Ngọc Duy - Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ thường có các dấu hiệu dưới đây:

  • Về tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy.
  • Về hô hấp: ho, thở nhanh, khó thở, tím tái.
  • Về thần kinh: co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê.
  • Dấu hiệu tăng tiết: đờm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.

Cách xử lý đúng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm - 1

TS.BS Lê Ngọc Duy, Trưởng khoa Cấp cứu - chống độc khám cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

(Ảnh: Lê Hiếu)

Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu ngộ độc, nên gọi cấp cứu hoặc nhanh chóng vận chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trong khi chờ đợi vận chuyển đến cơ sở y tế nên:

  • Để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tình trạng mất nước (khát, li bì, niêm mạc miệng mũi khô, tiểu ít,…) của trẻ do ói mửa, tiêu chảy để đảm bảo bù nước cho đầy đủ.
  • Cho trẻ uống dung dịch oresol theo nhu cầu để đảm bảo cân bằng nước và điện giải.
  • Nếu trẻ sốt cao có thể dùng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol 10-15 mg/ kg/ lần x 4-6h/ lần (tối đa 0,5g/ lần và 2g/ngày).
  • Tạm ngừng việc sử dụng thức ăn, thuốc nghi ngờ gây ngộ độc, giữ lại toàn bộ thức ăn thừa, phân, chất nôn, thuốc đã dùng để đi xét nghiệm và báo ngay cho cơ quan y tế.

Sau ngộ độc thực phẩm trở về nhà, nên cho trẻ ăn các món ăn loãng, mềm như súp, cháo, canh để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn.

Cũng nên chia nhỏ bữa ăn; Cho trẻ ăn thêm sữa chua, rau xanh, hoa quả như chuối, táo để hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường vitamin; Tránh các thực phẩm gây khó tiêu và dễ kích thích gây buồn nôn như: đồ chiên rán, thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Không nên ăn các thực phẩm từ sữa động vật như: bơ, phô mai, sữa…trong vài ngày do lúc này cơ thể trẻ khó dung nạp được lactose gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu.

Cách xử lý đúng khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm - 2

Cho trẻ ăn các món ăn loãng, mềm để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ dễ ăn hơn.

(Ảnh: Getty)

Đặc biệt nên cho trẻ uống nhiều nước, nhất là oresol, nước ép hoa quả. Không được cho trẻ uống nước đá, các loại nước ngọt hoặc nước có ga.

Trẻ cũng nên được nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các vận động mạnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xử lý thế nào khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm?

Tú Anh - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 06/07/2025

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước

    Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.

  • 06/07/2025

    Giải pháp làm mát phòng hiệu quả trong mùa hè

    Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.

  • 05/07/2025

    Uống bao nhiêu cà phê là quá nhiều?

    Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?

  • 05/07/2025

    Những câu hỏi thường gặp về nước kiềm

    Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.

  • 05/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

Xem thêm