Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ em có an toàn không?

Bạn đang lo lắng về loại thuốc điều trị tăng động giảm chú ý của con bạn có thể gây ra các tác dụng phụ, vậy bài viết này dành cho bạn.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến. Nó thường được chẩn đoán ở thời thơ ấu của trẻ. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 5% trẻ em được cho là mắc chứng tăng động giảm chú ý.

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm hiếu động thái quá, bốc đồng và không có khả năng tập trung. Trẻ em có thể bỏ được các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý khi lớn lên. Tuy nhiên, nhiều thanh thiếu niên và người lớn tiếp tục gặp các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý. Với việc điều trị, trẻ em cũng như người lớn có thể có một cuộc sống hạnh phúc, thích nghi tốt với rối loạn tăng động giảm chú ý.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, mục tiêu của bất kỳ loại thuốc rối loạn tăng động giảm chú ý nào là giảm các triệu chứng. Một số loại thuốc có thể giúp trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý tập trung tốt hơn. Cùng với liệu pháp hành vi và tư vấn, thuốc có thể làm cho các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý trở nên dễ kiểm soát hơn.

Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý  có an toàn không?

Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý  được coi là an toàn và hiệu quả. Những rủi ro là nhỏ, và những lợi ích được ghi lại rõ ràng.

Tuy nhiên, một số trẻ có thể phát triển nhiều tác dụng phụ rắc rối hơn những trẻ khác. Nhiều trẻ trong số này có thể được quản lý bằng cách làm việc với bác sĩ để thay đổi liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc được sử dụng. Nhiều trẻ em sẽ có kết quả điều trị tốt hơn từ sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi, đào tạo hoặc tư vấn.

Những loại thuốc được sử dụng?

Một số loại thuốc được kê toa để điều trị các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý . Bao gồm:

  • Thuốc không chứa chất kích thích (Strattera)
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc kích thích tâm thần

Thuốc chứa chất kích thích

Thuốc kích thích tâm thần, còn được gọi là thuốc kích thích, là phương pháp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý được kê đơn phổ biến nhất. Ý tưởng cho một đứa trẻ tăng động quá mức dùng thuốc kích thích có vẻ mâu thuẫn, nhưng hàng chục năm nghiên cứu và sử dụng đã chỉ ra rằng chúng rất hiệu quả. Chất kích thích có tác dụng làm dịu trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý, đó là lý do tại sao chúng được sử dụng. Chúng thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác với kết quả rất thành công.

Có bốn loại chất kích thích tâm thần:

  • Metylphenidat (Ritalin)
  • Dextroamphetamine (Dexedrine)
  • Dextroamphetamine-amphetamine (Adderall XR)
  • Lisdexamfetamine (Vyvanse)

Các triệu chứng và tiền sử sức khỏe cá nhân của trẻ sẽ quyết định loại thuốc mà bác sĩ kê đơn. Một bác sĩ có thể cần phải thử một vài loại thuốc trong số này trước khi tìm ra một loại hoạt động tốt ở trẻ.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD): Nên ăn gì và tránh ăn gì?

Tác dụng phụ của thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý 

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý 

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, các tác dụng phụ phổ biến của chất kích thích bao gồm chán ăn, khó ngủ, đau bụng hoặc đau đầu.

Bác sĩ có thể cần điều chỉnh liều lượng thuốc để giảm bớt một số tác dụng phụ này. Hầu hết các tác dụng phụ biến mất sau vài tuần sử dụng. Nếu tác dụng phụ vẫn còn, hãy hỏi bác sĩ về việc thử một loại thuốc khác hoặc thay đổi dạng thuốc.

Tác dụng phụ ít phổ biến hơn của thuốc rối loạn tăng động giảm chú ý 

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn nhưng ít phổ biến hơn có thể xảy ra với thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý. Chúng bao gồm:

  • Bệnh Tic ở trẻ em: Thuốc kích thích có thể khiến trẻ phát triển các chuyển động hoặc âm thanh lặp đi lặp lại. Những chuyển động và âm thanh này được gọi là tics.
  • Đau tim, đột quỵ hoặc đột tử: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã cảnh báo rằng những người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có sẵn bệnh tim có thể dễ bị đau tim, đột quỵ hoặc đột tử nếu họ dùng thuốc kích thích.
  • Các vấn đề tâm thần bổ sung: Một số người dùng thuốc kích thích có thể phát triển các vấn đề về tâm thần. Chúng bao gồm nghe thấy giọng nói và nhìn thấy những thứ không tồn tại: Điều quan trọng là bạn cần nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ tiền sử gia đình nào về các vấn đề tâm thần.
  • Ý nghĩ tự tử: Một số người có thể bị trầm cảm hoặc nảy sinh ý định tự tử. Báo cáo bất kỳ hành vi bất thường nào cho bác sĩ.

Phòng chống tự sát

Nếu bạn cho rằng ai đó có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc làm tổn thương người khác ngay lập tức:

  • Gọi hỗ trợ hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn.
  • Ở lại với người đó cho đến khi có sự trợ giúp.
  • Loại bỏ súng, dao, thuốc hoặc những thứ khác có thể gây hại.
  • Lắng nghe, nhưng không phán xét, tranh luận, đe dọa hoặc la hét.

Thuốc có thể chữa khỏi bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý  không?

Không có cách chữa bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Thuốc chỉ điều trị và giúp kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, sự kết hợp đúng đắn giữa thuốc và liệu pháp có thể giúp con bạn có một cuộc sống tốt hơn. Có thể mất thời gian để tìm đúng liều lượng và loại thuốc tốt nhất. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, việc theo dõi và tương tác thường xuyên với bác sĩ thực sự giúp con bạn nhận được sự điều trị tốt nhất.

Nếu con bạn bị tăng động giảm chú ý và chưa có chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh, hãy để các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam đồng hành cùng bạn. Đặt lịch  khám TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

Xem thêm