Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?

Trong văn hóa đại chúng, những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) thường được gọi là “sociopaths”, một thuật ngữ gợi lên hình ảnh của những kẻ giết người hàng loạt hoặc những bộ phim kinh dị rùng rợn về những cá nhân có tính thao túng cao, những người có nguy cơ cao làm tổn thương người khác. Vậy thực chất đây là bệnh gì cùng tìm hiểu thêm trong bài viết sau

Mặc dù có những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có những hành động bạo lực với người khác và một tỷ lệ rất cao những kẻ phạm tội bạo lực trong tù mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nhưng Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) không coi những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là những kẻ sát nhân.

Người rối loạn nhân cách thường có cảm xúc, nhận thức về bản thân và hành vi khác hẳn với các chuẩn mực của xã hội và văn hóa. Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ, ước tính có khoảng 9% người trưởng thành ở Mỹ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách và khoảng 3,6 đến 4,3 % người dân ở Mỹ bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tỷ lệ này ở Việt Nam chưa được thống kê cụ thể.

Một đặc điểm ở người rối loạn nhân cách chống đối xã hội là thiếu sự đồng cảm và coi thường người khác. Một người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội ít quan tâm đến người khác, họ thường không tôn trọng các chuẩn mực xã hội và luật pháp và đôi khi họ cho rằng bản thân họ  đứng trên luật pháp”. Những người này thường xuyên nói dối, thao túng người khác và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe hoặc tính mạng của người khác tuy nhiên họ không hề cảm thấy tội lỗi hay hối hận về những hành động này.

Tuy nhiên, hàng triệu người mắc bệnh này vẫn có cuộc sống bình thường. Mặc dù họ có thể không phạm tội hoặc vi phạm pháp luật, nhưng rất có thể họ lợi dụng người khác để đạt được lợi ích của mình hoặc không ngại làm tổn thương người khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Các triệu chứng ban đầu của rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể xuất hiện ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Những hành vi xuất hiện trước 18 tuổi có liên quan đến chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội sau này bao gồm:

  • Thể hiện sự tàn ác với động vật
  • Cố tình phóng hỏa
  • Thường xuyên phá vỡ các quy tắc mà không có lý do rõ ràng
  • Bắt nạt người khác
  • Trộm cắp
  • Phá hoại
  • Gặp khó khăn trong việc kết bạn

Ở tuổi trưởng thành, những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể cố ý làm hại người khác nhưng họ không hề thấy tội lỗi hay hối hận về những tổn hại mà họ gây ra. Các hành vi khác liên quan đến rối loạn nhân cách bao gồm:

  • Thường xuyên nói dối
  • Hành động bốc đồng
  • Tâng bốc người khác để đạt được một điều nào đó
  • Thường xuyên đánh nhau
  • Có hành vi tấn công thể chất hoặc tình dục
  • Thể hiện niềm vui trong sự đau khổ của người khác
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Nguyên nhân của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội - ASPD vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng một số yếu tố di truyền và môi trường làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Từng bị lạm dụng khi còn nhỏ
  • Cha mẹ mắc chứng rối loạn nghiện rượu hoặc ma túy
  • Cha mẹ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội
  • Gia đình bất hòa không hạnh phúc
  • Do gen
  • Cuộc sống nghèo khó

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được chẩn đoán như thế nào?

Trên thực tế không có xét nghiệm cận lâm sàng cụ thể nào như xét nghiệm máu, hay chụp não có thể chẩn đoán được vấn đề rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Giống như hầu hết các tình trạng sức khỏe tâm thần, rối loạn nhân cách chống đối xã hội được chẩn đoán bằng các tiêu chí được đưa ra trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần. Bác sĩ sẽ đặt một loạt câu hỏi về các triệu chứng như các triệu chứng đó đã tồn tại bao lâu và mức độ nghiêm trọng của chúng.

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội theo DSM-4 yêu cầu một người ít nhất 18 tuổi và có bằng chứng về rối loạn hành vi trước 15 tuổi. Những người bị bệnh sẽ “coi thường và xâm hại quyền của người khác ” bằng cách thể hiện ít nhất ba trong số bảy hành vi, bao gồm làm hại người khác, nói dối, vi phạm quy tắc và không hề có sự hối hận.   

Các tiêu chí chẩn đoán trong DSM-5 phức tạp và nhiều sắc thái hơn, người bị bệnh thường có những khiếm khuyết nghiêm trọng trong nhân cách và trong mối quan hệ của họ với những người khác. Họ hay thao túng, cố ý không trung thực, không quan tâm đến người khác và gây hấn hoặc thù địch với người khác.

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thể hiện những đặc điểm này theo thời gian và trong các tình huống khác nhau, và những hành vi này không xuất phát từ hoàn cảnh xã hội, tác động của chất kích thích hoặc rối loạn tâm thần hoặc tình trạng bệnh lý khác.

Bài kiểm tra rối loạn nhân cách chống đối xã hội?

Không có xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh nào có thể được sử dụng cho việc chẩn đoán xác định bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm trên internet bạn sẽ tìm thấy các “bài kiểm tra” hoặc bảng câu hỏi về tính cách để dựa trên đó có thể chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã. Các bài kiểm tra này chủ yếu dành cho mục đích “giáo dục” và không thể thay thế cho việc đánh giá tâm lý với các chuyên gia bác sĩ.

Trẻ em có thể mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội?

Trẻ em có thể biểu hiện các hành vi chống đối xã hội và các dấu hiệu của chứng rối loạn từ khi còn rất nhỏ, nhưng một người không thể được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội cho đến khi họ ít nhất 18 tuổi. Những người có triệu chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội trước 18 tuổi thường được chẩn đoán mắc  chứng rối loạn hành vi.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm nào có thể giúp điều trị chứng hưng cảm và trầm cảm?

Tiến triển của bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Vì rối loạn nhân cách chống đối xã hội khó điều trị nên khó đánh giá tình trạng này có thể cải thiện như thế nào theo thời gian. Rối loạn nhân cách là những kiểu hành vi kéo dài suốt đời và không có cách chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có xu hướng lên đến đỉnh điểm vào cuối tuổi vị thành niên và cuối tuổi đôi mươi. Ở độ tuổi bốn mươi, các triệu chứng có thể tự cải thiện hoặc giảm bớt. Hành vi hung hăng phạm tội có thể giảm theo độ tuổi.

Các lựa chọn điều trị cho chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội cực kỳ khó điều trị, phần lớn là do những người mắc bệnh này thường không tìm cách điều trị hoặc không muốn điều trị. Đôi khi tòa án sẽ ra lệnh cho một người rối loạn nhân cách chống đối xã hội điều trị.

Các phương pháp điều trị khen thưởng đối với hành vi được xã hội chấp nhận và đưa ra hậu quả tiêu cực đối với hành vi bất hợp pháp hoặc không phù hợp có thể có một phần hiệu quả. Liệu pháp nói chuyện là một lựa chọn khác cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Thông thường, một người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ mắc các bệnh khác cần được điều trị, chẳng hạn như sử dụng chất kích thích hoặc vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Đối với những người phạm tội bạo lực, án tù có thể làm giảm tác hại mà họ có thể gây ra cho người khác. Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kẻ phạm tội bạo lực mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội gặp khó khăn trong việc học hỏi từ sai lầm của mình và không phản ứng lại hình phạt. Họ có thể có trí nhớ làm việc kém hơn và thường không thể thay đổi hành vi của mình ngay cả sau khi được chỉ ra hậu quả sẽ xảy ra.

Chưa có bằng chứn rõ ràng cho thấy những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có khả năng đồng cảm hay không. Một số nghiên cứu cho thấy rằng họ có thể cảm thấy đồng cảm nhưng có thể cần phải khơi dậy điều đó trong họ điều này đưa ra gợi ý một hướng nghiên cứu khả thi trong tương lai để điều trị.

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể phòng ngừa được không?

Không, hiện tại không có cách nào để ngăn chặn rối loạn nhân cách chống đối xã hội, mặc dù những thay đổi xã hội nhằm giảm thiểu các yếu tố rủi ro, chẳng hạn như nghèo đói và lạm dụng trẻ em, có thể giúp giảm số lượng người mắc chứng rối loạn này. Phát hiện và can thiệp sớm cũng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của rối loạn này và tác hại mà tình trạng này có thể gây ra cho gia đình và bạn bè.

Các biến chứng của rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có liên quan trực tiếp đến việc vi phạm các quy tắc và hành vi phạm tội, vì vậy những người mắc chứng rối loạn nhân cách này có nguy cơ cao phạm tội và phải ngồi tù. Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội có nguy cơ cao thực hiện hành vi bạo lực với người khác và đôi khi là tự làm hại bản thân, những người này có tỷ lệ tự tử cao hơn và tử vong do tai nạn hoặc bạo lực liên quan đến hành động của họ.

Họ cũng có nguy cơ cao hơn khi sử dụng ma túy bất hợp pháp hoặc phụ thuộc vào ma túy, rượu hoặc các chất kích thích khác. Nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất cao hơn ở những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội như bệnh tim, bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan, viêm khớp và một số bệnh khác.

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội dễ ly hôn, thất nghiệp và phụ thuộc tài chính vào người khác.

Ai là đối tượng dễ mắc chứng Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội?

Theo nghiên cứu có sự khác biệt lớn về giới tính đối với những người có khả năng được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội, trong đó nam giới có tỷ lệ cao hơn đáng kể. Khi so sánh với toàn xã hội, những người trong tù có nhiều khả năng mắc bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội hơn.

Các vấn đề sức khỏe liên quan ở những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có nhiều khả năng bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu hơn so với dân số nói chung, đặc biệt là ở những phụ nữ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Các vấn đề sức khỏe tâm thần khác phổ biến hơn ở những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội là hội chứng căng thẳng sau sang chấn, rối loạn nhân cách, rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan đến tâm thần phân liệt.

Khi bạn có những băn khoăn lo lắng về chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình, hãy trao đổi với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc qua Hotline 0935183939 hoặc 02436335678.

BS Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everyday Health
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm