Não bộ của con người phát triển và thay đổi trong suốt cuộc đời, nhưng thời kỳ não bộ phát triển nhanh nhất và quan trọng nhất là trong 1000 ngày đầu đời. Đây được coi là giai đoạn vàng phát triển não bộ vì nó có thể đạt tới 80% trọng lượng so với kích thước não người lớn trong giai đoạn này. Giai đoạn này là giai đoạn tăng trưởng và biệt hóa, kết nối của các tế bào thần kinh. Đáng lưu ý, số lượng tế bào thần kinh không sinh ra thêm mà sẽ mất dần theo thời gian.
Vì vậy, khoảng thời gian này, ngoài sữa mẹ, việc cung cấp dinh dưỡng tối ưu là cơ sở để đảm bảo sự phát triển bình thường của trẻ.
TS. BS Phạm Thị Thuận - Phụ trách Chủ nhiệm khoa - khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, việc phát triển não bộ giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố về dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Thông thường, các bậc cha mẹ chỉ biết bổ sung đầy đủ chất cho con, nhưng không biết rõ được chất nào tốt cho não bộ và cần dung nạp vào cơ thể bé ở giai đoạn nào là thích hợp.
"Trong cấu tạo não người có đến 60% khối lượng vật chất là chất béo, trong đó chủ yếu là omega (DHA, EPA, ALA); 40% còn lại là nước, protein, carbohydrate và muối. Do đó, ba mẹ cần cân đối bổ sung đủ các chất này, đặc biệt là giai đoạn đầu đời của bé, giúp hỗ trợ con phát triển trí tuệ tốt", TS Thuận nói.
Cấu tạo của não bộ (Ảnh: Getty)
Nhiều ba mẹ đánh giá sai thời điểm phát triển trí thông minh cho con, dẫn tới việc bổ sung dưỡng chất cũng như đầu tư về trí tuệ cho con không đúng hướng. Điều này làm ảnh hưởng tới sự tập trung, khả năng phản xạ, tính toán và tư duy của con sau này. Nhiều trường hợp, ba mẹ chỉ thực sự quan tâm tới phát triển trí não khi con bước vào giai đoạn đi học ở trường hoặc khi thấy con kém tập trung, học tập kém tiếp thu...
Trên thực tế, ngay từ khi trẻ sinh ra, các kết nối não bộ dần phát triển thông qua những trải nghiệm hàng ngày của trẻ. Nó được xây dựng thông qua sự tương tác tích cực của trẻ với ba mẹ và các sự vật, sự việc xoay quanh cuộc sống của bé.
Theo BS Thuận, để phát triển trí não cho trẻ tốt, yếu tố về dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Trẻ cần được đảm bảo dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh. Trong đó, các thực phẩm giúp phát triển não chứa DHA, EPA và ALA cần được chú trọng bởi đây là các chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và hình thành chức năng não bộ. Đáng lưu ý, ALA chỉ có trong omega thực vật mà omega động vật không có".
Omega 3 đã được khoa học chứng minh tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Trong một báo cáo tổng quan trên 18 thử nghiệm lâm sàng của nhóm các chuyên gia từ Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan cho thấy chất béo omega 3 có vai trò quan trọng trong xây dựng "nhận thức - tư duy" của trẻ, tăng khả năng học hỏi, ghi nhớ và đánh giá, ngoài ra nó cũng liên quan đến sự phát triển thị giác.
Hàng ngày, ba mẹ nên trò chuyện, tương tác cùng con tạo sự kết nối và tăng tính phản xạ cho con. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ cần giao tiếp với con một cách chậm rãi, sử dụng cử chỉ, nét mặt phù hợp và có khoảng ngừng để bé có cơ hội được đáp lại. Từ đó, bé sẽ học hỏi được cách nói chuyện và tư duy giao tiếp.
Mặt khác, ba mẹ luôn phải đảm bảo môi trường an toàn cho bé để bé sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh. Ngoài ra, gia đình cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh cho bé; tập cho bé cách vận động phù hợp để phát triển cả thể chất và trí tuệ.
Ba mẹ cũng cần lưu ý, không quá khắt khe với con, mà phải thiết lập chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp với khả năng của trẻ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thực phẩm mài mòn trí thông minh của trẻ.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?