Thời tiết giao mùa cuối xuân đầu hạ, độ ẩm không khí cao và nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Đây cũng là thời điểm cả người lớn và trẻ nhỏ thường bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp cấp tính như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi, làm gia tăng các đợt bùng phát của bệnh mạn tính như hen suyễn, dị ứng, viêm da,…
Hệ thống miễn dịch của con người được tạo thành từ nhiều cơ quan, tế bào và protein giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất độc hại, vi khuẩn, virus và những thay đổi tế bào có thể khiến chúng ta bị bệnh. Khi hệ miễn dịch không thể chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, chúng ta sẽ cảm thấy uể oải, tăng cân, ngủ không ngon giấc hoặc bị ốm.
Chủ động nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh để chống lại bệnh tật và phòng chống nhiễm trùng.
Theo GS.TS Lê Danh Tuyên - nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có rất nhiều yếu tố đóng góp vào sức khỏe của hệ miễn dịch. Bên cạnh những yếu tố khách quan khó có thể thay đổi như tuổi, giới, bộ gene, môi trường sống, thì cũng có những yếu tố chủ quan như dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, mức độ vận động… Trong đó vai trò của dinh dưỡng là đặc biệt nổi bật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạn chế chất béo trong chế độ ăn uống giúp tăng cường khả năng phòng vệ miễn dịch. Chế độ ăn ít chất béo, dựa trên thực vật có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Lượng tiêu thụ mỗi ngày càng đa dạng các nguồn thực phẩm từ trái cây, rau, nguồn protein nạc, quả hạch, hạt, đậu, sữa và ngũ cốc, cơ thể chúng ta sẽ càng khỏe mạnh.
Song song với chế độ ăn, việc áp dụng các thói quen tốt, bao gồm giấc ngủ chất lượng, tập thể dục thường xuyên, rửa tay đúng cách, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đều góp phần tạo nên một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ giúp chúng ta có sức khỏe tốt.
Dưới đây là một số chất dinh dưỡng cần thiết bạn cần nạp hàng ngày để giữ cho hệ thống miễn dịch của mình mạnh mẽ khi giao mùa.
Vitamin D rất quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn sẵn sàng chống lại nhiễm trùng. Khi có thể, hãy ra ngoài và hấp thụ ánh nắng mặt trời (tất nhiên là có bôi kem chống nắng và mặc áo chống nắng).
Thực phẩm có chứa vitamin D bao gồm các loại cá có dầu như cá hồi cũng như trứng, nhưng việc da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ tạo ra lượng vitamin D lớn nhất trong cơ thể.
Betacaroten, hay thường được gọi là vitamin A, là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cơ thể loại bỏ chất thải gốc tự do được tạo ra trong quá trình hoạt động bình thường của cơ thể. Sự thiếu hụt betacaroten có thể làm suy yếu khả năng phòng vệ miễn dịch của đường hô hấp bằng cách làm hỏng màng nhầy tạo thành hàng rào bảo vệ chống lại vi khuẩn và virus. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A hàng đầu là những loại trái cây màu cam và rau màu xanh đậm.
Giữ lượng vitamin C hàng ngày của bạn ở mức cao trong suốt cả năm vì chất chống oxy hóa này chịu trách nhiệm duy trì số lượng tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng và các kháng thể cần thiết để chống lại bệnh tật. Nguồn thực phẩm hàng đầu: trái cây họ cam quýt, ổi, dâu tây, quả kiwi, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh...
Bạn nên bổ sung vitamin E để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn vì chất chống oxy hóa này đã được biết đến để cải thiện khả năng miễn dịch đường hô hấp trên. Nguồn thực phẩm hàng đầu cung cấp vitamin E: lúa mì, hạt, dầu thực vật, rau lá xanh như rau bina.
Tăng cường các thực phẩm chứa vitamin A, C và E của bạn để giúp chống lại nhiễm trùng khó chịu.
Sắt, kẽm và selen giúp nuôi dưỡng hệ miễn dịch và tế bào hoạt động, khỏe mạnh. Những người bị thiếu máu (do thiếu sắt) dễ bị nhiễm trùng hơn và tăng thời gian mắc bệnh. Cả kẽm và selen đều nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch và giữ cho các tế bào khỏe mạnh và hoạt động tích cực.
Đừng quên ăn các loại thực phẩm giàu khoáng chất như thịt nạc, ngũ cốc tăng cường, cải xoăn, bông cải xanh, hạt diêm mạch và các loại đậu.
Việc bổ sung kẽm và sắt cũng không phải là một ý kiến tồi. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về việc bổ sung các chất này qua thực phẩm chức năng.
Axit folic là một loại vitamin B cần thiết cho sức khỏe của hệ thống miễn dịch của bạn và để sửa chữa các tế bào bị hư hỏng trong cơ thể chúng ta, có thể dẫn đến sự hình thành và phát triển ung thư. Axit folic có trong nhiều loại thực phẩm bao gồm thịt gia cầm, rau lá xanh đậm như rau bina và rau diếp, măng tây, trái cây họ cam quýt, các loại đậu và bơ.
Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.
Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.
Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.
Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.