Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA)

Chắc hẳn bạn đã từng bị nhiễm trùng và phải dùng kháng sinh để điều trị. Nhưng liệu bạn có biết về loại vi khuẩn nguy hiểm tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) chưa?

Những điều cần biết về tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA)

Tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) là những chùm vi khuẩn nhỏ quan sát dưới kính hiển vi. Tụ cầu là những vi khuẩn gây nhiễm trùng ở các bộ phận khác nhau như da, phổi và các khu vực khác. MRSA đôi khi còn được gọi là các “siêu vi khuẩn” vì nó không đáp ứng với nhiều loại kháng sinh. Mặc dù hầu hết các bệnh nhiễm trùng do MRSA ở mức độ nhẹ nhưng một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng.

Nhiễm MRSA ở da: những dấu hiệu và triệu chứng

Nhiễm MRSA có thể gây ra những mụn hoặc nhọt nhỏ màu đỏ. Những vùng này có thể trở nên căng tức, đau hoặc nóng. Hầu hết các nhiễm trùng này là nhẹ nhưng nó có thể thay đổi, thâm nhập sâu hơn và nguy hiểm hơn.

MRSA, nhện cắn hay các vấn đề khác?

Côn trùng cắn, phát ban và các vấn đề khác về da có thể nhầm lẫn với nhiễm MRSA vì các triệu chứng tương tự. Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử bị nhện cắn hoặc có nhìn thấy nhện hay không. Nhiều “vết cắn” thực ra lại là nhiễm MRSA. Nếu nhiễm trùng da lan rộng hoặc không cải thiện sau 2-3 ngày điều trị kháng sinh thông thường, bạn nên đi khám bác sĩ.

Nhiễm MRSA ở da

Viêm mô tế bào

MRSA cũng có thể dẫn đến viêm mô tế bào – một loại nhiễm trùng ở các lớp da sâu hơn và các mô ở dưới. Viêm mô tế bào có thể lan rộng nhanh chóng chỉ sau vài giờ. Da sẽ có màu hồng hoặc đỏ, trông giống như bỏng nắng, và có thể nóng, căng tức và sưng.

Áp xe

Nếu không được chăm sóc phù hợp, kịp thời, vi khuẩn gây nhiễm trùng nhẹ có thể trở thành áp xe – khối sưng đau ở dưới da, chứa đầy mủ. Điều trị có thể cần dẫn lưu ngoại khoa và kháng sinh.

Bạn bị nhiễm MRSA như thế nào?

MRSA có thể lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc những đồ dùng của họ khi bạn bị vết đứt ở da hoặc cào xước. Vệ sinh kém, dùng chung dao cạo, khăn tắm, dụng cụ thể thao cũng có thể khiến bạn bị nhiễm vi khuẩn. Cứ 100 người lại có 2 người có vi khuẩn này trên cơ thể nhưng thường không bị bệnh.

Những ai có thể nhiễm MRSA?

Những người mới phẫu thuật gần đây hoặc phải nằm viện dễ có khả năng nhiễm MRSA. Vi khuẩn này cũng được tìm thấy ở người già, những người sống ở viện dưỡng lão hoặc suy giảm miễn dịch. Các bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư hoặc HIV sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể với vi khuẩn.

Cách giữ an toàn trong bệnh viện

Bệnh viện là nguồn lây nhiễm chính của MRSA do tập trung cao những người bệnh và người bị thương. Công tác hạn chế nhiễm trùng lây lan bao gồm: sàng lọc những người bị nhiễm MRSA, rửa tay thường xuyên và đi găng tay. Điều đó giúp giảm 50% các trường hợp nhiễm MRSA ở các cơ sở y tế.

Những người khỏe mạnh có thể bị nhiễm MRSA không?

Có. Nhiễm trùng đang gặp nhiều hơn ở những người sống ngoài bệnh viện như trường học, phòng tập thể hình, nhà trẻ và những nơi khác mà mọi người tiếp xúc gần gũi với nhau.

MRSA ở chó và mèo

Dường như MRSA lây truyền từ người sang những vật nuôi trong nhà - nơi mà vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài mà không gây ra triệu chứng rõ ràng. Những động vật có thể mang vi khuẩn trên da của chúng và lây truyền trở lại cho người, các động vật khác.

MRSA ở bãi biển

MRSA được tìm thấy ở cát và nước ngoài bãi biển ở Mỹ. Tụ cầu có thể sống trong nước biển một vài ngày và sinh sôi ở trong cát. Có một số biện pháp để bảo vệ bạn: Băng những vết xây xát khi chơi ngoài bãi cát, rửa tay thường xuyên, tắm lại khi tiếp xúc với nước biển, không mặc lại đồ bơi mà chưa được giặt sạch.

Chẩn đoán

Nếu bạn nghĩ mình bị nhiễm MRSA ở da, hãy băng vị trí tổn thương lại và liên hệ với bác sĩ để có thể được lẫy mẫu bệnh phẩm và gửi đến phòng thí nghiệm.

Điều trị

Một số nhiễm khuẩn chỉ cần dẫn lưu, làm sạch và băng lại ở cơ sở y tế. Kháng sinh đường uống có thể điều trị MRSA nhưng vi khuẩn này không đáp ứng với các thuốc thông thường như methicillin, amoxicillin, penicillin, oxacillin, và các cephalorsporin; bác sĩ có thể sử dụng clindamycin, trimethoprim-sulfamethoxazole, hoặc linezolid. MRSA lan rộng có thể được điều trị bằng Vancomycin đường tĩnh mạch.

Các thuốc mới

Cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đang đẩy nhanh theo dõi điều trị MRSA. Có 3 loại kháng sinh mới đã được công nhận trong một vài năm gần đây: Dalvance (dalbavancin) và Orbactiv (oritavancin) đường tĩnh mạch và Sivextro (tedizolid phosphate) uống một viên mỗi ngày.

Nhiễm MRSA ở da: điều trị tại nhà

Nếu bạn được bác sĩ kê đơn thì việc uống hết tất cả các liều là hết sức quan trọng, ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Dừng thuốc sớm có thể khiến nhiễm trùng quay trở lại hoặc MRSA kháng lại những thuốc vẫn có hiệu quả điều trị. Che phủ vết thương cho đến khi lành và thay băng theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng nên giặt bất kì khăn tắm và quần áo, ga trải giường nào đã sử dụng.

Biến chứng của MRSA

MRSA có thể lan truyền từ một nhiễm trùng nhỏ sang các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, gây ra viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, có 72.000 trường hợp nhiễm MRSA nặng và 9.000 ca tử vong mỗi năm.

Phòng tránh

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, sử dụng cồn rửa tay nhanh là cách tốt để phòng tránh MRSA. Lau chùi các bề mặt mà bạn tiếp xúc ở phòng tập và tắm sau khi có bất kì tiếp xúc trực tiếp da - da nào. Không chạm vào vết thương, băng hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. Khi ở bệnh viện, nên nhắc nhở các các nhân vân y tế rửa tay trước khi chạm vào bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm tụ cầu nguy hiểm như thế nào?

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

  • 29/06/2025

    Sữa nguyên chất có dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro gì?

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.

  • 29/06/2025

    Làm thế nào để bỏ thói quen dùng điện thoại

    Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.

  • 29/06/2025

    Điểm danh 5 loại dầu thực vật mang lại lợi ích sức khỏe tuyệt vời

    Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.

Xem thêm