Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm tụ cầu nguy hiểm như thế nào?

Tụ cầu có hầu hết khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên. Tụ cầu có thể gây bệnh cho người bất cứ lúc nào, mùa nào đặc biệt trong mùa hè, chúng thường gây nên một số bệnh nhiễm khuẩn cho con người, nhất là trẻ em.

Nhiễm tụ cầu nguy hiểm như thế nào?

Tụ cầu (Staphylococcus) là gì?

Staphylococcus là một chủng vi khuẩn có thể gây ra rất nhiều bệnh nhiễm trùng trong cơ thể. Đây là chủng vi khuẩn thường gặp trên da người và trong điều kiện bình thường chúng không gây bệnh. Có hơn 30 chủng tụ cầu khuẩn có thể gây bệnh, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus. Nếu vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da hay qua đường hô hấp, chúng có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng.

Đặc điểm hình thái của tụ cầu vàng

Quan sát dưới kính hiển vi có độ phân giải cao, tụ cầu vàng có dạng hình cầu nhỏ và tập trung lại thành cụm như chùm nho. Những vi khuẩn này có những màng sinh học giúp bảo vệ vi khuẩn và tăng khả năng gây nhiễm trùng của chúng.

Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm tụ cầu

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ cao nhất bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh
  • Phụ nữ cho con bú
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Bệnh nhân mắc các bệnh tim phổi
  • Bệnh nhân ung thư
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Có vết thương trên da hay mắc bệnh ngoài da
  • Bệnh nhân phẫu thuật
  • Sử dụng các ống thông (đặt nội khí quản)

Các triệu chứng của nhiễm trùng do tụ cầu

Triệu chứng điển hình của nhiễm tụ cầu trên da đó là hình thành những ổ áp-xe chứa đầy mủ, sưng đau và tấy đỏ  tại vị trí nhiễm trùng cũng khá phổ biến kèm theo chảy mủ. Nếu tụ cầu xâm nhập vào máu (gây nhiễm khuẩn huyết), các triệu chứng sẽ bao gồm sốt, ớn lạnh và hạ huyết áp.

Những bệnh do tụ cầu gây ra

Tụ cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Hầu hết các nhiễm trùng có thể gây viêm khu trú hay hình thành ổ nhiễm trùng gọi là áp-xe. Các nhiễm trùng nông trên da như chốc lở hay viêm mô tế bào là phổ biến nhất. Những phụ nữ cho con bú có thể bị nhiễm một bệnh do tụ cầu gọi là chứng viêm vú, có thể giải phóng vi khuẩn vào sữa mẹ. Tụ cầu khi xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi. Khi vào xương nó có thể gây viêm tủy xương. Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng cũng có thể gây nhiễm trùng ở tim và van tim. Nếu tụ cầu lưu thông trong máu, nó có thể được đưa đến rất nhiều hệ cơ quan trong cơ thể và gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhiễm khuẩn huyết). Nhiễm khuẩn huyết có thể dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.

Tụ cầu vàng kháng kháng sinh (MRSA)

Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là một chủng tụ cầu vàng kháng với những kháng sinh nhóm penicillin bao gồm methicillin, penicillin, amoxicillin và oxacillin. MRSA được coi là một loại “siêu vi khuẩn” do hiện nay nó đã trở nên đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh mà trước kia có thể sử dụng để tiêu diệt MRSA trong các bệnh viện, trung tâm y tế… Ngoài ra, nó còn gây rất nhiều các bệnh nguy hiểm do nhiễm MRSA tại cộng đồng.

Biến chứng của nhiễm tụ cầu

Tụ cầu vàng có thể gây ra một loại nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là hội chứng bỏng da do tụ cầu, chủ yếu gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn. Nhiễm trùng gây hủy hoại những lớp da trên bề mặt tổn thương, gây phồng rộp và bong tróc da. Khi nhiễm trùng xảy ra trên một diện tích bề mặt cơ thể lớn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng bỏng da do tụ cầu được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và bù dịch để phòng mất nước

Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng

Mọi người có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng. Vi khuẩn giải phóng độc tố vào trong thực phẩm, khiến người bệnh bị nôn mửa dữ dội. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị sốt. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất bao gồm trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (gồm trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem và các sản phẩm từ sữa.

Chẩn đoán bệnh do tụ cầu

Bác sỹ có thể chẩn đoán nhiễm trùng da nhẹ do tụ cầu chỉ cần quan sát triệu chứng ngoài da. Tình trạng nhiễm tụ cầu nghiêm trọng hơn tại máu, phổi hay cơ tim thường yêu cầu phải nuôi cấy tìm vi khuẩn (mẫu máu, mủ hay mô được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để tìm sự hiện diện của vi khuẩn). Khi đã chẩn đoán xác định nhiễm tụ cầu vàng, một xét nghiệm khác gọi là thử độ nhạy cảm của vi khuẩn sẽ được tiến hành để tìm kháng sinh điều trị phù hợp.

Điều trị nhiễm trùng do tụ cầu

Việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do tụ cầu phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và mức độ nặng của nhiễm trùng. Những nhiễm trùng nhỏ trên da có thể được điều trị bằng kháng sinh dạng bôi tại chỗ hay kháng sinh đường uống. Các ổ áp-xe thường được xử trí bằng cách rạch và dẫn lưu mủ hay phẫu thuật. Những bệnh nhiễm trùng nặng hơn trên một diện tích da rộng, các cơ quan trong cơ thể hay nhiễm trùng máu được điều trị bằng kháng sinh đường tiêm truyền. Cần lưu ý rằng MRSA hiện nay đã kháng lại với rất nhiều loại kháng sinh.

Phòng bệnh do tụ cầu

Hiện chưa có vaccin đặc hiệu để phòng các bệnh do tụ cầu vàng gây ra. Tuy nhiên bạn có thể thực hành theo những biện pháp sau đây để phòng tránh lây lan vi khuẩn.

  • Khi bị nhiễm khuẩn trên da cần bao phủ vùng da đó bằng băng gạc sạch, khô. Điều này đặc biệt quan trọng nếu vết thương đang hình thành mủ và chảy mủ, do trong dịch tiết này có thể chứa MRSA và lây lan sang các vị trí khác.
  • Việc giữ vệ sinh sạch sẽ cũng rất quan trọng. Cần rửa tay theo hướng dẫn, tránh tiếp xúc gần với người mắc bênh, cần làm sạch các vết xước, vết cắt và vết thương trên da để giảm thiểu nguy cơ tụ cầu vàng xâm nhập qua những vết thương hở này. Nếu bạn đang bị nhiễm tụ cầu, cần yêu cầu những người tiếp xúc gần với bạn rửa tay sạch thường xuyên, nhất là khi họ cần phải thay băng hay chạm vào vết thương.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân có khả năng tiếp xúc với vết nhiễm trùng. Ví dụ như khăn mặt, dao cạo râu, ga trải giường hay quần áo. Cần giặt sạch sẽ chăn chiếu và quần áo trong nước nóng và sấy khô để giúp tiêu diệt tụ cầu.
  • Cần tuân theo những quy tắc sơ chế và chế biện thực phẩm an toàn để phòng nguy cơ ngộ độc do tụ cầu gây ra:
  • Rửa tay kỹ với xà phòng và nước trước khi chế biến thực phẩm.
  • Nếu bạn có vết thương, nhiễm trùng da, hay nhiễm trùng tại mắt, mũi, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác.
  • Làm sạch và tiệt trùng nhà bếp và khu vực ăn uống
  • Khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C.
  • Những thực phẩm cần giữ lạnh cần được đưa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.
  • Nguy cơ mắc hội chứng sốc nhiễm độc (một hội chứng hiếm gặp có thể gây tử vong do độc tố của tụ cầu và có liên quan đến việc sử dụng tampon, nhất là khi không được thay mới thường xuyên) ở những phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt có thể được giảm thiểu bằng cách:
  • Thay tampon sau mỗi 4-8 tiếng.
  • Nên thay việc sử dụng tampon bằng miếng băng vệ sinh thông thường.
  • Nếu bạn nghĩ đang bị nhiễm tụ cầu hay MRSA, hãy tới ngay bệnh viện để được điều trị.

Tiên lượng bệnh

Nếu được điều trị bằng kháng sinh sớm và kịp thời, tiên lượng hồi phục bệnh khá tốt. Tuy nhiên, nhiễm MRSA có thể đặc biệt nguy hiểm hơn, đặc biệt đối với những người đang mắc các bệnh mãn tính hay bệnh nghiêm trọng khác, người già, trẻ sơ sinh hay người bị suy giảm miễn dịch. Trong những trường hợp này, MRSA có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tử vong.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA)

Ts.BS.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Emedicinehealth
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm