Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kháng sinh và hiện tượng kháng ngược của “siêu vi khuẩn” tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA)

Các nhà khoa học cho biết những con chuột được gây nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (methicillin-resistant Staphylococcus aureus - MRSA) thậm chí còn bị ốm nặng hơn khi được cho sử dụng nhóm kháng sinh beta-lactam.

Một siêu vi khuẩn đa kháng thuốc thậm chí còn trở nên mạnh hơn khi bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc kháng sinh.

Theo một nghiên cứu mới đây, những con chuột bị gây nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) thì bệnh trở nên nặng hơn khi được điều trị bằng nhóm kháng sinh beta-lactam.

Khám phá của các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles (Mỹ) đã được đăng trên tạp chí Cell Host & Microbe.

Các nhà khoa học nói rằng thông thường các kháng sinh nhóm beta-lactamase sẽ tiêu diệt các tụ cầu vàng theo cơ chế làm bất hoạt các enzyme chúng sử dụng để xây dựng nên vách tế bào vi khuẩn.

Tuy nhiên, một trong những enzyme có tên là PBP2A của tụ cầu vàng kháng methicillin MRSA lại thường không bị mất hoạt tính khi tiếp xúc với các kháng sinh này.

Trên thực tế, các siêu vi khuẩn chết người này vẫn có thể tiếp tục hình thành nên các vách tế bào và các vách này hoàn toàn khác so với vách tế bào của những chủng tụ cầu vàng bình thường.

Các chuyên gia tại Cedars-Sinai nói rằng sự thay đổi về cấu trúc tế bào này tạo nên  hoạt tính kháng kháng sinh rất mạnh. Do vậy, các con chuột được điều trị bằng kháng sinh còn bị nhiễm khuẩn nặng hơn.

Những khuyến cáo dành cho bệnh nhân

Những tác giả của nghiên cứu này cho rằng khám phá mới của họ đã cho thấy một khả năng rằng việc kê các kháng sinh nhóm beta-lactam cho người bệnh nhiễm tụ cầu vàng có thể không phải là một phương án phù hợp.

Một vấn đề phát sinh nữa là các bác sỹ sẽ không phải lúc nào cũng biết được chính xác bệnh nhân đã bị nhiễm chủng tụ cầu nào. Thường sẽ mất khoảng từ 1 – 2 ngày để xác định xem MRSA có phải là thủ phạm hay không. Điều này sẽ đẩy các bác sỹ vào những tình huống khó khăn hơn trong việc quyết định liệu có nên kê nhóm kháng sinh này hay không.

Nhóm kháng sinh beta-lactam là nhóm kháng sinh được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đây là nhóm kháng sinh đầu tay thường được kê khi nguyên nhân gây nhiễm trùng chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng lưu ý rằng nghiên cứu của họ mới được thực hiện trên mô hình chuột. Do vậy, vẫn cần thêm nhiều các nghiên cứu khác trên người trước khi họ có thể đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào.

Theo tiến sỹ Sabrina Mueller một trong những tác giả của nghiên cứu, khám phá này là cơ sở bảo đảm cho các nghiên cứu trên lâm sàng. Tuy nhiên, trong khi chờ kết quả của những nghiên cứu đó, các bác sỹ nên tuân theo hướng dẫn hiện hành của Hiệp hội các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đối với điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng.

Tụ cầu vàng kháng methicillin là một mối nguy hiểm không lường

Theo số liệu từ Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, MRSA là nguyên nhân của 80.000 ca nhiễm khuẩn và 11.000 trường hợp tử vong hàng năm tại Mỹ.

MRSA có thể gây nhiễm khuẩn cho người bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt, vết thương hở, các ống thông hoặc bằng các phương tiện khác. Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm loại siêu vi khuẩn chết người này, nhất là khi tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với người bệnh. 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm