Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát là bệnh gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) là chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu.

Định nghĩa

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát là bệnh gì?

Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát (Immune thrombocytopenic purpura – ITP) là chứng rối loạn đông máu gây ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tiểu cầu khỏe mạnh làm giảm lượng tiểu cầu trong máu.

Bình thường, trong 1µl (microlít) máu chứa 140.000 đến 440.000 tế bào tiểu cầu. Nếu số tiểu cầu thấp hơn 50.000 tế bào/µl, triệu chứng xuất huyết giảm tiểu cầu sẽ xuất hiện.

Những ai thường mắc phải xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2-5 tuổi và người lớn từ 20-50 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ bị bệnh cao hơn nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát là gì?

Các triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát là chảy máu và xuất hiện rất nhiều vết bầm tím trên da (ban xuất huyết). Triệu chứng khác bao gồm chảy máu nướu răng, phân có máu, kinh nguyệt kéo dài, chảy máu cam và phát ban với những đốm đỏ nhỏ.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ hoặc cấp cứu ngay nếu bạn chảy máu nhiều hoặc chảy máu ít nhưng không thể cầm được trong 5 phút. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát là gì?

Nguyên nhân chính xác hiện vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, ITP là một căn bệnh tự miễn, nó xảy ra khi một số tế bào của hệ miễn dịch sản xuất kháng thể chống lại tiểu cầu. Hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến lá lách tiêu diệt tiểu cầu. Lá lách là một cơ quan loại bỏ tiểu cầu cũ trong máu. Kháng thể tấn công vào các tiểu cầu và lá lách phá hủy các tiểu cầu có các kháng thể.

Ở trẻ em, nếu nhiễm virus (chẳng hạn như quai bị hoặc cúm) thường gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát và thường tự biến mất.

Ở người lớn, ITP có thể xảy ra sau khi bị nhiễm virus, đặc biệt là những người nhiễm virus HIV càng dễ bị mắc bệnh. Việc sử dụng một số loại thuốc trong khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. ITP ở người lớn có thể trở nên bệnh mãn tính.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát bao gồm:

Giới tính: nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Trẻ em bị bệnh nhiễm virus như sởi, quai bị, virus viêm đường hô hấp.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát?

Liệu trình điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trẻ em thường không cần điều trị. Ở người lớn, loại thuốc phổ biến được sử dụng là thuốc steroid.

Nếu steroid không có tác dụng, các thuốc khác như globulin miễn dịch có thể được tiêm vào tĩnh mạch. Nếu những biện pháp này không hiệu quả lá lách có thể cần phải được cắt bỏ. Một số người trưởng thành có thể tự khỏi bệnh mà không cần điều trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát?

Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán qua bệnh án và kiểm tra thể trạng. Xét nghiệm máu để đo lượng tiểu cầu và để xem nếu một căn bệnh nào đó là nguyên nhân gây ra bệnh. Chuyên gia huyết học có thể trích mẫu tủy xương ở gần hông để kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi. Bác sĩ có thể thực hiện chụp cắt lớp (CT) để xem xét lá lách và các cơ quan khác.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát?

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Hạn chế thức uống có cồn.

Tránh các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin IB).

Chọn các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh các môn thể thao có tính cạnh tranh hoặc các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ chấn thương và chảy máu.

Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ lá lách, hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng (như sốt).

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Theo hellobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm