Những ảnh hưởng có hại cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh
Đôi khi bạn nên để căn bệnh thông thường của mình tự khỏi hơn là sử dụng thuốc. Giả dụ như bạn đi ngủ với cổ họng hơi bị ngứa, đau một chút và thức dậy vào sáng hôm sau với cảm giác đau rát trong cổ họng. Bạn đi tới phòng khám và bác sỹ sẽ khám họng cho bạn, có thể nuôi cấy dịch họng để tìm vi khuẩn, rồi kê cho bạn vài loại kháng sinh. Có vẻ như mọi chuyện diễn biến khá hợp lý. Theo một nghiên cứu năm 2013 đăng trên tạp chí JAMA International Medicine, các bác sỹ thường có xu hướng kê kháng sinh tới hơn 60% trường hợp tới phòng khám để điều trị đau họng, trong khi tỷ lệ thực sự cần thiết phải kê kháng sinh chỉ nên vào khoảng 10%.
Kháng sinh là loại thuốc cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn, ngăn cản chúng nhân lên và hỗ trợ cho chức năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên do kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi nên loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tổn hại cho cơ thể. Giáo sư - bác sỹ Jeffrey Linder thuộc Bệnh viện Brigham and Women cho biết: “Khi nói chuyện với bệnh nhân, thông điệp chính mà tôi luôn muốn truyền đạt đến họ đó là nếu bạn không bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì việc sử dụng kháng sinh sẽ gây hại cho bạn nhiều hơn là lợi ích nó mang lại.”
Vậy, những căn bệnh nào được xem là nhiễm trùng do vi khuẩn? Viêm phổi, viêm xoang nặng (kéo dài trên 10 ngày), viêm tai và viêm họng do liên cầu. Còn một số trường hợp khác, như cảm lạnh, cúm hay thậm chí viêm phế quản cấp, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu bạn có thực sự cần phải sử dụng kháng sinh hay không. Dưới đây là những ảnh hưởng tiêu cực của kháng sinh đối với sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.
Hệ vi khuẩn đường ruột có thể bị tổn hại
Kháng sinh có xu hướng tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn – tốt và xấu – do vậy gây loạn khuẩn đường ruột. Trong khi một số người sẽ cảm thấy mọi thứ trở lại bình thường sau khi ngừng điều trị kháng sinh thì một số đối tượng khác lại không thể phục hồi lại hệ vi khuẩn chí đường ruột, theo một nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Gastroenterology. Các nhà khoa học nhận thấy rằng những đối tượng tham gia nghiên cứu sử dụng nhiều hơn 3 loại kháng sinh trong vòng 5 năm sẽ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn tới 1.5 lần – cụ thể là viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn.
Ảnh hưởng không ngờ tới đối với cân nặng
Bạn có lẽ đã nghe nhiều trên các phương tiện truyền thông rằng trong các loại thịt mà bạn ăn có chứa một dư lượng kháng sinh nhất định, nhưng bạn có biết mục đích để làm gì hay không? Kháng sinh vốn được sử dụng để trộn vào thức ăn giúp vật nuôi tăng trưởng tốt hơn (các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về cơ chế) và tất nhiên kháng sinh cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tương tự trên người.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí International Journal of Obesity đã chứng minh sử dụng kháng sinh trong giai đoạn thơ ấu không chỉ gây tăng cân ở trẻ em mà nó còn gây tăng cân trong nhiều năm về sau. Các nhà khoa học nhận thấy những trẻ sử dụng ít nhất 7 liệu trình điều trị kháng sinh sẽ nặng hơn xấp xỉ 1,4 kg khi bước sang tuổi 15 so với những đối tượng không sử dụng. Ngoài ra, kháng sinh còn có liên quan đến sự hình thành của căn bệnh tiểu đường type 2: Những người tham gia nghiên cứu sử dụng trên 5 đợt điều trị kháng sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn tới 53%.
Những ảnh hưởng tiêu cực tới não bộ
Bạn đã từng nghe nói đến mối liên quan giữa ruột và não bộ hay chưa? Khi kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn đường ruột – cả lợi khuẩn và hại khuẩn – điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Theo một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of Clinical Psychology, chỉ một liệu trình điều trị kháng sinh cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc chứng lo âu, trầm cảm. Nguy cơ đó tăng tỷ lệ thuận với mỗi liệu trình điều trị kháng sinh – các nhà khoa học nhận thấy những đối tượng tham gia sẽ có nguy cơ bị chẩn đoán mắc chứng lo âu, trầm cảm tăng lên 50% sau khoảng 5 liệu trình điều trị bằng penicillin.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào bạn không nên dùng kháng sinh?
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?