Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh Crohn và nguy cơ ung thư

Không phải tất cả bệnh nhân Crohn đều cần phải lo lắng, nguy cơ ung thư chỉ tăng lên bởi một số đặc tính nhất định của bệnh và quá trình điều trị.

Bệnh Crohn và nguy cơ ung thư

Bất cứ ai mắc bệnh Crohn đều sẽ phải chấp nhận sống chung với căn bệnh mạn tính này, xen lẫn những thời kì khỏe mạnh với những đợt đau như thể kéo dài vô tận. Nếu họ nhận được sự chăm sóc y khoa tốt và may mắn, thời kì khỏe mạnh có thể kéo dài hơn.

Thực ra là không hoàn toàn chính xác khi nói một số người mắc bệnh Crohn có nguy cơ ung thư cao hơn, nhưng vẫn có không ít trường hợp như vậy. Thậm chí khi bệnh về ruột được kiểm soát tốt hoặc đã giảm nhẹ đủ để không cần phẫu thuật, tình trạng ung thư vẫn xuất hiện ở bệnh nhân Crohn hàng năm thậm chí là hàng thập kỉ sau khi được chẩn đoán bệnh Crohn.

May mắn thay, không phải tất cả bệnh nhân Crohn đều cần phải lo lắng. Nguy cơ ung thư chỉ tăng lên bởi một số đặc tính nhất định của bệnh và quá trình điều trị.

Viêm loét Crohn

Khoảng 20 phần trăm bệnh nhân bị bệnh Crohn xuất hiện tình trạng viêm loét được gọi là viêm loét Crohn. Không giống như viêm loét đại tràng, chỉ gây viêm ở ruột già và trực tràng, bệnh Crohn có thể gây viêm ở các mô tại bất cứ nơi nào trong đường tiêu hóa.

Bệnh nhân bị bệnh viêm loét Crohn - đặc biệt là những bệnh nhân trẻ tuổi - đang có nguy cơ cao về ung thư biểu mô tuyến tụy, cùng loại ung thư biểu mô như ung thư đại tràng. Nguy cơ này không tăng lên cho đến 7 hoặc 8 năm sau khi bệnh viêm loét Crohn được chẩn đoán. So với các loại ung thư ruột khác, nó có xu hướng phức tạp hơn ở giai đoạn đầu tiên và thường không gây triệu chứng cho đến khi bắt đầu tiến triển. Vì lý do này, bệnh nhân bị viêm loét Crohn phải được theo dõi chặt chẽ ngay cả khi họ đang trong giai đoạn ổn định.

Crohn ở ruột non

Sự xuất hiện của bệnh ung thư ở bệnh nhân bị Crohn trong ruột non là một biến chứng hiếm hoi. Thật không may, không thể dễ dàng theo dõi những bệnh nhân này, vì ruột non rất khó tiếp cận.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Crohn ở ruột non mắc bệnh ung thư là những bệnh nhân bị bệnh Crohn ổn định trong nhiều năm, trước khi đột nhiên bị tắc ruột, chướng bụng hoặc tiêu chảy. Tại thời điểm này, chẩn đoán hình ảnh như chụp CT được sử dụng để tìm khối u ruột.

Ung thư mỏm cụt trực tràng

Khi ruột kết được cắt bỏ và bệnh nhân đã được cắt bỏ ruột thừa, trực tràng có thể được bảo toàn hoàn toàn hoặc một phần. Điều này cho phép ruột được kết nối lại trong tương lai. Tuy nhiên, bệnh mỏm cụt trực tràng có thể phát triển ung thư và nên được theo dõi cẩn thận bằng nội soi giám sát. Nói chung, nếu bệnh nhân hài lòng với phương pháp đào thải bỏ ruột non và có thể chịu đựng được phẫu thuật, cần loại bỏ gốc ghép. Điều này làm giảm nguy cơ bị ung thư.

Rò và áp xe

Rò xung quanh hậu môn và áp xe do bệnh Crohn kéo dài làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy (một dạng ung thư da) hoặc ung thư biểu mô u tuyến, dạng ung thư ruột đã đề cập ở trên.

Ung thư có thể phát triển ở vị trí của rò lưu thông hoặc vết thương mạn tính khác. Và thường phải mất ba hoặc nhiều thập kỷ để phát triển các loại ung thư như vậy. Tại thời điểm này, bệnh nhân có thể đau, chảy máu, hoặc có một khối u quanh cổ rõ rệt, và kết quả sinh thiết thường khẳng định sự có mặt của bệnh ung thư.

Nguy cơ ung thư từ điều trị Crohn

Hiện nay, bệnh Crohn được điều trị bằng một loại thuốc mới được biết đến như là các tác nhân sinh học. Đối với nhiều người, các tác nhân sinh học cung cấp sự hỗ trợ lâu dài mà họ không thể có được khi dùng thuốc thông thường.

Tuy nhiên, các tác nhân sinh học lại đóng vai trò góp phần gây u lymphona, nhưng khả năng mắc rất nhỏ.

Nguy cơ này không có nghĩa là không nên sử dụng các tác nhân sinh học. Các bác sĩ có thể cần phải thảo luận và xem xét nguy cơ trước khi đưa ra y lệnh.

Nếu bạn bị u lymphoma khi đang dùng thuốc các tác nhân sinh học, bạn sẽ phải ngừng thuốc. Sau khi điều trị lymphoma hoàn thành, bác sĩ sẽ đưa ra phương án kiểm soát bệnh Crohn của bạn theo cách tốt nhất. Trong một số trường hợp u lympho đường ruột, phẫu thuật có thể là lựa chọn điều trị tốt nhất.

Lời khuyên

Nếu bạn bị bệnh Crohn, hãy trao đổi bác sĩ để kiểm soát bệnh và các tình trạng sức khỏe khác nối tiếp theo. Đừng quên rằng nhiều bệnh ung thư liên quan đến Crohn có xu hướng phát triển sau nhiều năm - thậm chí là sau hàng thập kỷ. Bằng cách kiểm tra đường tiêu hóa, ngay cả khi các triệu chứng của bạn đã được kiểm soát, bạn sẽ giúp đảm bảo rằng bất kỳ bệnh ung thư nào sẽ được phát hiện trong giai đoạn sớm với khả năng chữa khỏi cao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 siêu thực phẩm cho người bị bệnh Crohn

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm