Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại vitamin cần thiết cho người bệnh Crohn

Với người mắc bệnh Crohn, tổn thương hệ tiêu hóa, đôi khi đi kèm là cả tình trạng tổn thương do phẫu thuật hoặc dùng thuốc điều trị, có thể sẽ khiến họ gặp khó khăn trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng.

Những loại vitamin cần thiết cho người bệnh Crohn

Tin tốt là, rất nhiều người mắc bệnh Crohn có thể bổ sung những vitamin và dưỡng chất mà họ thiếu thông qua việc uống vitamin tổng hợp. Tuy nhiên, những người bị bệnh Crohn cũng nên thận trọng khi sử dụng vitamin và chất khoáng vì việc sử dụng bao nhiêu và như thế nào sẽ phụ thuộc vào vị trí tổn thương tại ruột.

Sắt

Bệnh Crohn có thể gây ra tình trạng xuất huyết tại ruột non, và có thể dẫn đến tình trạng mất hemoglobin – loại protein có chứa rất nhiều trong hồng cầu. Tình trạng mất hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu. Triệu chứng cơ bản của bệnh thiếu máu là mệt mỏi, nhưng cũng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu và da tái nhợt. Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện tình trạng thiếu máu.

Nếu bạn bị thiếu máu, bạn có thể uống bổ sung viên sắt dưới dạng viên uống hoặc dạng dung dịch. Hiệp hội bệnh Crohn và viêm ruột Mỹ (CCFA) khuyến nghị rằng, người bệnh Crohn nên bổ sung từ 8-27mg sắt, chia thành 1-3 lần/ngày.

Vitamin B12

Bệnh Crohn có thể gây tổn thương hồi tràng, phần cuối của ruột non và là phần ruột rất cần thiết để hấp thụ vitamin B12. Đôi khi, một phần của hồi tràng sẽ bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật.

Thiếu vitamin B12 biểu hiện bằng tình trạng ốm yếu, mệt mỏi, chóng mặt nhẹ và thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Trong những trường hợp nặng, thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương dây thần kinh, dẫn đến cảm giác tê bì, ngứa râm ran ở đầu ngón tay, ngón chân và khó đi lại. Nếu bạn thực sự bị thiếu vitamin B12 thì việc uống bổ sung vitamin có thể sẽ không đủ. Thay vào đó, bạn có thể sẽ cần phải tiêm vitamin B12 mỗi tháng 1 lần.

Axit folic

Axit folic là một loại vitamin B khác, cũng rất cần thiết cho sự hình thành tế bào mới. Axit folic đặc biệt cần thiết với phụ nữ mang thai để dự phòng các dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, các thuốc dùng để điều trị viêm ruột như sulfasalazine và methotrexate có thể gây ra tình trạng thiếu axit folic. Tổ chức CCFA khuyến nghị rằng, những người đang sử dụng sulfasalazine đặc biệt cần bổ sung 1mg folate mỗi ngày dưới dạng viên uống.

Canxi

Đôi khi, những người bị bệnh Crohn sẽ bị thiếu canxi vì cơ thể không thể hấp thu được chất dinh dưỡng này. Không dung nạp lactose, không có khả năng tiêu hóa thực phẩm giàu canxi là tình trạng rất phổ biến ở người mắc bệnh Crohn. Thiếu canxi cũng có thể là hậu quả của việc sử dụng corticosteroid hoặc do tình trạng viêm kéo dài. Thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương. Rất nhiều người bệnh Crohn thu được lợi ích từ việc bổ sung canxi và vitamin D để giữ xương chắc khỏe.

Magie

Tiêu chảy là một triệu chứng của bệnh Crohn và những người thường xuyên bị tiêu chảy quá mức có thể sẽ sẽ bị thiếu magie và kali. Magie rất cần thiết cho nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm việc giữ tim, cơ bắp và thận khỏe mạnh. Triệu chứng thiếu magie bao gồm lo âu, khó ngủ, buồn nôn, nôn mửa và hội chứng chân không yên khi ngủ.

Kẽm

Tiêu chảy kéo dài có thể làm giảm nguồn dự trữ kẽm. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy nặng hơn, và tạo ra vòng tròn luẩn quẩn: tiêu chảy – thiếu kẽm – tiêu chảy. Thiếu kẽm tuy không phổ biến nhưng trẻ em lại có nguy cơ cao hơn.

Một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Clinical Pediatrics chỉ ra rằng, trẻ em được chẩn đoán mặc bệnh Crohn sẽ có mức độ kẽm trong cơ thể thấp hơn so với trẻ cùng tuổi khỏe mạnh. Thiếu kẽm có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển, mất cảm giác ngon miệng và làm suy giảm hệ miễn dịch.

Vitamin A

Những người mà phần cuối ruột ruột bị tổn thương hoặc đã bị cắt bỏ do bệnh Crohn có thể gặp phải tình trạng khó hấp thu vitamin A. Phổ biến hơn, tình trạng thiếu vitamin A cũng có thể xảy ra nếu bệnh Crohn gây ra các bất thường về cấu trúc tại ruột non. Hồi tràng thường là nơi có một lượng nhỏ vi khuẩn tồn tại. Khi ruột non bị tắc, dịch tiêu hóa sẽ tích tụ lại, làm vi khuẩn tại hồi tràng nhân lên rất nhanh. Nhưng vi khuẩn này sẽ tranh giành và tiêu thụ mất nguồn cung cấp vitamin A của cơ thể.

Vitamin D

68% số người bị bệnh Crohn bị thiếu vitamin D, theo tổ chức CCFA. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến những tổn thương về xương và yếu cơ. Rất khó để hấp thu đủ lượng vitamin D từ thực phẩm nhưng vitamin D có thể được tạo ra từ việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có thể bổ sung dưới dạng viên uống.  Tất cả những người bị viêm ruột nên được kiểm tra lượng vitamin D trong máu ít nhất 1 năm 1 lần và uống bổ sung vitamin D nếu cần thiết.

Vitamin E

Một tình trạng khác có thể xảy ra nếu hồi tràng bị tổn thương đó là thiếu vitamin E – một chất chống oxy hóa rất mạnh. Triệu chứng thiếu vitamin E bao gồm tê bì và ngứa râm ran ở đầu ngón tay, ngón chân (hay còn gọi là bệnh thần kinh ngoại biên) và yếu cơ. Vitamin E có rất nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật, rau có lá màu xanh và ngũ cốc có bổ sung vitamin E. Nhưng những người bị bệnh Crohn có thể sẽ cần phải sử dụng vitamin E dạng tan trong nước, ví dụ như  tocopheryl polyethylene glycol-1000 succinate.

Vitamin K

Cũng giống như vitamin A, D, E, vitamin K cũng là một loại vitamin tan trong dầu, nghĩa là vitamin K sẽ khó hấp thu hơn các loại vitamin tan trong nước như vitamin B và C. Do vậy, những người mắc bệnh Crohn đặc biệt rất dễ bị thiếu vitamin K. Vitamin K rất cần thiết cho việc đông máu và duy trì sức khỏe xương. Vitamin K có thể được tìm thấy trong các loại rau có lá xanh (như rau chân vịt, cải xoăn và bắp cải.

Thông tin thêm trong bài viết: 5 dấu hiệu không ngờ của bệnh Crohn bạn cần biết

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm