Cùng với canxi trong cơ thể, vitamin D giúp làm nên và duy trì độ chắc khỏe của xương. Theo đại học Maryland Medical Center, vitamin D cũng đóng vai trò trong việc điều tiết các tế bào và hệ miễn dịch, nhờ đó có thể ngăn ngừa ung thư. Vitamin D có thể coi là chất dinh dưỡng quan trọng nhất với sức khỏe của xương và hệ miễn dịch. Ngoài việc duy trì hệ miễn dịch và bảo vệ xương, hấp thu đủ vitamin D có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật nghiêm trọng.
Thiếu hụt vitamin D gây hậu quả phổ biến nhất là bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, bệnh này xảy ra khi các mô xương không được tăng cường và khoáng hóa. Còi xương thường dẫn đến biến dạng xương và làm giòn xương, thường đi kèm với nguy cơ chấn thương tăng cao. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây đã khám phá ra mối liên hệ giữa thiếu vitamin D với các vấn đề sức khỏe khác
Tuy nhiên, nếu cho rằng vitamin D chỉ ảnh hưởng đến xương thì bạn đã lầm. Cụ thể, một nghiên cứu cho thấy rằng loại vitamin quan trọng này còn có thể phòng bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường typ 1, 2 cũng như bệnh đa xơ cứng (MS).
Để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn cần nhận biết 7 dấu hiệu thiếu vitamin D sau:
1.Đau cơ và yếu cơ
Sự co cơ được cải thiện khi vitamin D được chuyển hóa. Do đó, nếu cơ thể thiếu vitamin này, các cơ sẽ bị yếu và đau. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Mới đầu, triệu chứng thỉnh thoảng mới xuất hiện, song càng thiếu vitamin D nhiều và lâu, triệu chứng sẽ càng trở nên nặng hơn.
Khi lượng vitamin D trong cơ thể giảm, hệ miễn dịch sẽ trở nên không ổn định. Các tế bào miễn dich cần vitamin này để hoạt động, do vậy, lượng vitamin D ít hơn lượng cơ thể cần sẽ gây ra sự mất cân bằng miễn dịch nghiêm trọng.
Một nghiên cứu được tiến hành ở Nhật Bản , được đăng tải trên Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ thực hiện nghiên cứu trên 2 nhóm học sinh: một nhóm sử dụng vitamin D bổ sung, nhóm còn lại thì không.
Kết quả là nhóm đầu tiên có khả năng đề kháng với virus cúm tốt hơn, khác với nhóm thứ 2 dễ bị cúm hơn. Một nghiên cứu khác chứng minh rằng, các bệnh nhân bị bệnh tự miễn có mức vitamin D trong cơ thể thấp.
3. Hệ miễn dịch bị suy yếu
Lượng vitamin D giảm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch. Các tế bào miễn dịch cần có vitamin D để phát triển và là nơi cơ thể cần bổ sung vitamin D đầy đủ. Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã đăng tải một nghiên cứu của Nhật Bản, chỉ ra rằng nhóm học sinh được bổ sung vitamin D ít bị cúm hơn, ngược lại với nhóm không được bổ sung vitamin D.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tự miễn thường có lượng vitamin D thấp.
3. Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một dấu hiệu khác cho thấy bạn đang bị thiếu vitamin D. Vitamin này góp phần ngăn cản sự hình thành của một enzym peptit. Enzym này làm huyết áp tăng do gây tích nước và làm hẹp động mạch. Do đó, lượng vitamin D thấp có thể gây huyết áp cao
4.Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng
Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa lượng vitamin D thấp với việc tâm trạng thay đổi. Trên thực tế, vitamin D liên quan chặt chẽ với trầm cảm theo mùa (SAD)- chứng rối loạn thường xảy ra vào cuối mùa thu và mùa đông do thiếu ánh nắng mặt trời.
Hiện tượng này làm thay đổi lượng vitamin D3 có trong cơ thể và dẫn đến nhu cầu bổ sung thích hợp. Các biện pháp điều trị chứng trầm cảm theo mùa bao gồm bổ sung vitamin D3.
Ngoài làm giảm sự thay đổi tâm trạng, bổ sung vitamin D còn giảm các triệu chứng trầm cảm theo mùa khác bao gồm : thèm ăn, lờ đờ, rối loạn giấc ngủ.
5. Các vấn đề về tiêu hóa
Một số bệnh lý đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D. Những người mắc bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm ruột và các bệnh lý khác, thường có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao hơn. Hơn nữa những người có lượng chất béo cao trong cơ thể dễ bị thiếu hụt vitamin D do chất béo hòa loãng và làm giảm tác dụng sinh lý của vitamin D.
6. Ra nhiều mồ hôi
Những người có lượng vitamin D không phù hợp có xu hướng ra nhiều mồ hôi hơn. Hiện chưa rõ được nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng này do các chuyên gia y tế chỉ biết là có mối liên kết chặt chẽ giữa lượng vitamin D thấp với việc ra mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở quanh vùng trán.
7. Rối loạn tim mạch
Thiếu vitamin D thường xuyên có liên hệ với các bệnh về tim. Các chuyên gia y tế cho rằng lượng vitamin D thấp làm tăng lượng Canxi trong động mạch, do đó gây ra các vấn đề về tim. Lý do là vì canxi làm tắc nghẽn động mạch dẫn đến suy tim và đột quỵ.
Các bệnh lý nghiêm trọng khác như đái tháo đường typ 2, cholesterol máu cao và béo phì cũng có liên quan đến thiếu vitamin D
Nguồn cung cấp vitamin D
Thông tin thêm trong bài viết: Hướng dẫn dinh dưỡng về canxi và vitamin D
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.