Từ trước đến nay, thiếu hụt vitamin D đi kèm với bệnh cỏi xương, một bệnh lý mà mô xương không được khoáng hóa đúng cách, dẫn tới xương mềm và biến dạng xương.
Nhưng càng ngày, nhiều nghiên cứu phát hiện ra tầm quan trọng của vitamin D trong việc bảo vệ khỏi một loạt các vấn đề sức khỏe.
Các triệu chứng và các mối nguy hại đến sức khỏe của việc thiếu hụt vitamin D
Những dấu hiệu đau xương và yếu cơ có thể mang ý nghĩa rằng bạn đang thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên, với rất nhiều người, các triệu chứng chỉ thoáng qua. Nhưng thậm chí cả khi không có triệu chứng, thì quá ít vitamin D cũng có thể gây ra các nguy cơ sức khỏe.
Dưới đây là danh sách 8 bệnh liên quan một cách khoa học với bệnh thiếu vitamin D mạn tính:
Hen suyễn
Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh hen suyễn vẫn còn đang tranh cãi, nhưng những bằng chứng khoa học gần đây cho thấy vitamin D và cụ thể là tình trạng thiếu hụt vitamin D, là yếu tố chính liên quan tới tần suất mắc hen suyễn.
Ở trẻ em, vitamin D được biết đến với khả năng làm giảm mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất của các triệu chứng hen suyễn và giúp kìm hãm đáp ứng viêm dẫn tới tắc nghẽn đường thở và khiến người bệnh khó thở.
Cao huyết áp
Một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Investigative Medicine chỉ ra rằng những người bệnh cao huyết áp có tình trạng tốt hơn khi nồng độ vitamin D của họ tăng lên.
Thêm vào đó, tăng nồng độ 25-hydroxy vitamin D huyết thanh, một dấu chỉ điểm của vitamin D, được phát hiện ra giúp kiểm soát viêm mạch máu và các chỉ số cao huyết áp khác.
Bệnh viêm ruột (IBD)
Nhiều nghiên cứu được tiến hành ở Châu Âu, Ấn Độ và Mỹ có một liên kết rõ ràng giữa nồng độ vitamin D thấp và tỷ lệ bệnh Crohn cao hơn, viêm loét đại tràng và các dạng khác của bệnh IBD.
Dựa trên quần thể nghiên cứu, những nơi tiếp xúc với ánh nắng ít sẽ có tỷ lệ mắc bệnh IBD cao và ngược lại.
Cúm
Đã được biết đến từ lâu rằng tỷ lệ mắc cúm cao nhất vào mùa đông khi mặt trời có độ nghiêng ít nhất và khả năng tiếp xúc với tia cực tím B là ít nhất.
Điều này, được đi kèm với nghiên cứu, cho biết rằng vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, và khoa học mới chỉ bắt đầu nhận ra khả năng chống cúm của việc giữ nồng độ vitamin D ở mức tối ưu.
Đái tháo đường tuýp 2
Theo một nghiên cứu vào năm 2011 được đăng tải trên tạp chí AIDS, thiếu vitamin D làm xấu đi đáng kể các triệu chứng của hội chứng chuyển hóa ở các ca bệnh HIV.
Trong nghiên cứu tương tự, các nhà khoa học cũng khám phá ra rằng những người duy trì nồng độ vitamin D lành mạnh thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên (hoặc thực phẩm bổ sung) có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thấp hơn.
Sâu răng
Ít nhất từ giữa thế kỷ 19, người ta nghi ngờ rằng thiếu hụt tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên là nguy cơ chính của sức khỏe kém. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nhà khoa học đã công bố các tình trạng đặc trưng, gồm sức khỏe răng miệng kém, liên quan tới thiếu vitamin D.
Nhiều nghiên cứu gần đây phát hiện rằng nồng độ vitamin D tối ưu giúp thúc đẩy sự calci hóa răng, trong khi thiếu dưỡng chất thiết yếu này có thể dẫn tới tỷ lệ mắc sâu răng cao.
Viêm khớp dạng thấp
Một nghiên cứu gần đây vượt qua khỏi Canada đã tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa việc thiếu vitamin D và bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thực tế, những người có nồng độ 25-hydroxy vitamin D thấp nhất mắc các bệnh lý liên quan đến viêm khớp dạng thấp cao gấp 5 lần những người khác.
Vì vậy, nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đối mặt với viêm khớp dạng thấp , bạn có thể kiểm tra nồng độ vitamin D.
Ung thư
Cho dù là ung thư vú, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, đại trực tràng, thực quản, dạ dày, nội mạc tử cung, buồng trứng, tuyến tụy hoặc tuyến thượng thận, tất cả các dạng ung thư được tìm thấy nổi bật hơn ở những người có nồng độ vitamin D thấp.
Ngược lại, những người có nồng độ vitamin D cao nhất hoặc ở mức tối ưu, có xu hướng mắc ung thư thấp nhất.
Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.
Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.
“Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.
Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.
Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...
Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!
Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.