Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng và đảo lộn bất thường. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này. Phát hiện, chữa trị bệnh do chuột cắn như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.
Sốt chuột cắn là bệnh do động vật truyền, lây sang người thông qua các vết cắn hoặc vết cào của động vật thuộc bộ gặm nhấm, nhất là chuột hoặc một số loài thú nuôi (như chó, mèo...). Dựa vào mầm bệnh, người ta phân biệt hai loại bệnh sốt do chuột cắn là Sodoku do xoắn khuẩn Spirillum minus và bệnh Haverhill do trực khuẩn Streptobacillus moniliformis gây ra.
Bệnh Sodoku
Theo tiếng Nhật So là chuột, doku là nhiễm độc do xoắn khuẩn, Spirillum minus gây ra. Đây là xoắn khuẩn Gram âm có 2 - 3 vòng xoắn và không sinh sản ở môi trường nuôi cấy nhân tạo. Bệnh này thường gặp ở châu Á và một số nơi khác như châu Phi, châu Úc, châu Âu và châu Mỹ. Xoắn khuẩn Spirillum minus có ở cơ lưỡi của chuột nhắt, chuột nhà, chó, mèo khỏe mạnh. Bệnh lây trực tiếp cho người qua vết cắn hay vết cào hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc hoặc ăn những thức ăn bị nhiễm nước tiểu của chuột có nhiễm xoắn khuẩn.
Chuột cắn lây truyền bệnh sốt Sodoku.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Từ khi bị chuột cắn, thời kỳ ủ bệnh từ 5 ngày đến 4 tuần, rồi bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng: sốt cao 39-40oC, rét run, đặc trưng bởi sốt gián đoạn từng cơn. Các cơn sốt tái đi tái lại sau những khoảng thời gian không sốt. Sự tái phát cơn sốt thường xuất hiện vài lần trong thời gian 1-3 tháng. Cùng với sốt, bệnh nhân bị ban sẩn ngứa, ban hoạt tử, các ban này có xu hướng nối liền với nhau, tập trung ở da đầu, mặt và thân trên. Tại vết cắn, hầu hết các trường hợp có thể trở thành một vùng sưng tấy, tím đỏ và hoại tử. Tuy nhiên cũng có trường hợp tổn thương da có thể tự khỏi. Trong thời gian mắc bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện đau cơ khớp, có thể phát triển thành viêm khớp. Một số bệnh nhân còn có các triệu chứng thần kinh như: đau đầu, ảo giác, tình trạng mê sảng dẫn đến hôn mê.
Bệnh được chẩn đoán nhờ phân lập được vi khuẩn trong máu, hạch lympho, vết cắn và các tổn thương da. Xoắn khuẩn Spirillum minus có thể phát hiện bởi kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa, nhuộm Wright hay nhuộm bạc.
Biến chứng có thể xảy ra gồm: viêm nội tâm mạc, viêm màng não, nhồi máu, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu. Nếu không được điều trị, tình trạng sốt có thể kéo dài dai dẳng 1-2 tháng và là nguyên nhân gây tử vong với tỉ đến 13%.
Bệnh sốt Haverhill
Bệnh sốt Haverhill phổ biến hơn bệnh Sodoku do Streptobacillus moniliformis gây bệnh. Nó là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không di động, không có vỏ, là trực khuẩn đa hình thể: hình cầu, hình oval, hình thoi, hình gậy, cuộn thành hình khối. Trực khuẩn này được tìm thấy ở mũi hầu của chuột. Bệnh lây truyền cho người trực tiếp thông qua vết cắn hoặc cào của chuột hoặc gián tiếp thông qua thức ăn chưa được nấu chín hay nước uống bị nhiễm nước tiểu của chuột bị bệnh.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Thời gian ủ bệnh ngắn từ 3-10 ngày, sau đó phát bệnh đột ngột với hội chứng nhiễm trùng: sốt cao (39-40oC), rét run, đau đầu. Nếu trực khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như nôn hoặc buồn nôn. Xuất hiện đau cơ và khớp với đặc điểm đau di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Trong suốt thời gian mắc bệnh, hội chứng nhiễm khuẩn xuất hiện dai dẳng, gián đoạn. Trên da có thể thấy các ban xuất huyết ở lòng bàn tay, chân, mũi. Khoảng 50% bệnh nhân có biểu hiện thấp khớp hoặc nhiễm trùng các khớp một cách không đối xứng, tập trung ở các khớp lớn. Sốt sẽ lui dần sau 3-5 ngày thậm chí khi không điều trị kháng sinh và các khớp viêm sẽ biến mất trong vòng từ 10 - 14 ngày.
Chẩn đoán bệnh nhờ cấy máu, dịch khớp, dịch rỉ từ vết thương thấy trực khuẩn, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng nói trên.
Các biến chứng có thể gặp là: viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng não, thiếu máu.
Phòng bệnh thế nào?
Do diễn biến của bệnh sốt chuột cắn nhanh và nguy hiểm nên việc phòng ngừa bệnh càng quan trọng. Có thể uống penicillin trong 3 ngày sau khi bị chuột cắn. Ngoài ra, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ: tiêu diệt chuột; tránh chuột cắn khi tiếp xúc với chuột; đề phòng lây nhiễm bệnh qua đường tiêu hóa bằng việc thực hiện ăn chín, uống sôi.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.