Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng chống sốt xuất huyết ở vùng hạn hán, lũ lụt, ngập mặn

Hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn gây ra tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng.

Do thiếu nước sạch, người dân phải sử dụng nhiều vật dụng để tích trữ nước cho ăn uống và sinh hoạt. Việc trữ nước trong các vật dụng không có nắp đậy; sự xuất hiện của các vũng nước đọng, cống rãnh, ao tù… tạo điều kiện cho muỗi phát triển và gây các bệnh do muỗi truyền, thường gặp là bệnh sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết là gì

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây nên. Vi rút gây bệnh sốt xuất huyết có 4 loại khác nhau, người bệnh nhiễm loại vi rút nào sẽ không bị bệnh khi nhiễm lại loại đó nhưng vẫn có thể mắc bệnh khi nhiễm loại vi rút khác. Do đó, một người đã mắc bệnh sốt xuất huyết 1 lần vẫn có thể mắc lại.

Đường lây truyền

Bệnh sốt xuất huyết lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Muỗi vằn hút máu người có chứa mầm bệnh, sau đó đốt và truyền vi rút cho người lành.

Đặc điểm muỗi vằn truyền bệnh

Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết (cũng là muỗi truyền bệnh do vi rút Zika) có màu đen, trên thân và chân có những vằn trắng. Chúng thường trú đậu ở nơi ẩm thấp, tối tăm như nơi treo quần áo, sau tủ, rèm cửa…; thường hút máu vào ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều tối.

Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch như: bể, chum, vại/lu, khạp; các đồ vật chứa nước trong gia đình như: bình hoa, bát kê chân chạn; các đồ vật phế thải: lốp xe hỏng, chai lọ vỡ, gáo dừa; các hốc tự nhiên…

Sự nguy hiểm của bệnh

Bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường gây ra dịch lớn, gây khó khăn cho việc chăm sóc và chữa trị, có thể dẫn tới tử vong. Ai cũng có thể mắc bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi nếu mắc bệnh sẽ nặng hơn.

Biểu hiện của bệnh

Sốt cao đột ngột 39 độ C trở lên (liên tục từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt) và có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:

-    Xuất huyết: chấm hoặc mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam…

-    Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn

-    Phát ban

-    Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt

-    Mệt li bì hoặc vật vã

-    Đau bụng.

Biểu hiện nặng (biến chứng) của bệnh

Người bệnh sốt xuất huyết nặng có các biểu hiện: sốt cao, li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

Những việc cần làm khi chăm sóc người mắc bệnh

Đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết để được khám và chữa trị kịp thời.

Nếu người bệnh được chỉ định chữa bệnh tại nhà, cần thực hiện những việc sau:

-    Cho người bệnh dùng thuốc và hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Không sử dụng thuốc Aspirin để hạ sốt vì sẽ làm xuất huyết trầm trọng hơn.

-    Cho người bệnh uống nhiều nước (oresol, nước cháo, nước dừa, nước ép trái cây…).

-    Cho ăn thức ăn dễ tiêu: sữa, cháo hoặc súp.

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế khi thấy một trong các dấu hiệu nặng như: sốt cao, li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, nôn nhiều, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.

Các biện pháp phòng bệnh

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Để tích cực phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, mỗi người cần thực hiện tốt những việc sau:

-    Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

-    Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

-    Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

-    Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

-    Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

-    Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và hướng dẫn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Toàn dân tích cực, chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết!

Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết!

Câu hỏi - Trả lời:

Tài liệu tham khảo:

Nội dung: 
-    Sổ tay thông điệp và hướng dẫn phát triển tài liệu truyền thông ứng phó với thiên tai thảm họa
-    Trang web của Cục Y tế dự phòng, Viện VSDT trung ương
-    Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16/02/2011 về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Dấu hiệu nhận biết sớm sốt xuất huyết

Đào Thị Tuyết - Theo T5g.org.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 28/04/2024

    Sĩ tử mùa thi nên ăn gì, ngủ bao nhiêu là đủ?

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cùng với việc tập trung ôn luyện, các sĩ tử cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ngủ, nghỉ hợp lý, đủ giờ.

  • 28/04/2024

    Động kinh ở trẻ em

    Bài viết dưới đây sẽ nói về chủ đề động kinh ở trẻ em - những thông tin hữu ích mà bạn không nên bỏ qua.

Xem thêm