Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lưu ý gì khi dùng thuốc trị sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Lưu ý gì khi dùng thuốc trị sốt xuất huyết?

Khi bị sốt xuất huyết người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao; nhức đầu; đau cơ, khớp... rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm cúm, viêm họng, sốt phát ban nên người bệnh thường tự mua thuốc về uống. Việc dùng không đúng thuốc sẽ gây xuất huyết nặng và có thể dẫn tới tử vong. Vậy khi bị sốt xuất huyết, những thuốc nào được dùng và những thuốc nào không được dùng?

Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu dùng thuốc để điều trị triệu chứng của bệnh.

Khi bị sốt xuất huyết, cần chú ý các thuốc sử dụng (ảnh minh họa: Internet)

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Một trong những thuốc cần dùng là thuốc hạ sốt, giảm đau. Chỉ dùng paracetamol đơn chất để hạ sốt, giảm đau trong trường hợp này. Trong mỗi sản phẩm thuốc đều ghi rất rõ liều dùng, cách dùng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc cho đúng. Cách 4-6 giờ mới được dùng thuốc một lần.Không được dùng ngắn hơn khoảng cách này hoặc tự ý tăng liều thuốc (vì trong sốt xuất huyết sốt cao thường khó hạ, nhất là những ngày đầu, người bệnh thường sốt ruột tự ý tăng liều thuốc bằng cách uống thêm liều hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn) dẫn đến quá liều. Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị nhưng khi quá liều sẽ gây hại gan (ngộ độc, làm tổn thương gan, suy giảm chức năng gan).

Khi bị suy giảm chức năng gan sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn đông máu, càng làm cho xuất huyết thêm trầm trọng. Không được uống rượu khi dùng thuốc, vì rượu sẽ làm tăng tác dụng có hại trên gan của paracetamol. Ngoài uống thuốc cần nới lỏng quần áo và lau mát cơ thể bằng nước ấm.

Dùng aspirin sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng xuất huyết

Tuyệt đối không được dùng aspirin trong sốt xuất huyết. Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid, nhưng lại là thuốc có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu. Chính vì tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu nên thuốc không được dùng cho người có bệnh ưa chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như sốt xuất huyết. Nếu dùng aspirin sẽ làm cho nguy cơ chảy máu tăng lên, làm cho việc xuất huyết không cầm được, sự rối loạn đông máu càng trầm trọng hơn,  có thể xuất huyết dạ dày, nội tạng, nguy hiểm đến tính mạng. Không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh mà người bệnh còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột... Đối với trẻ em, khi dùng thuốc này còn gây hội chứng Reye ở trẻ.

Hội chứng Reye là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan... sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan... Bệnh bắt đầu với triệu chứng thở nhanh và lượng đường trong máu thấp, nôn mửa, thậm chí co giật hoặc hôn mê. Hội chứng Reye thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng có thể gặp ở trẻ lớn hơn. Hiện vẫn chưa có cách điều trị, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài ngày hoặc trở thành tàn phế suốt đời.

Ngoài aspirin thì tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi trong bệnh sốt xuất huyết. Trên thị trường có một số sản phẩm phối hợp chữa cảm cúm, làm giảm đau có chứa kháng viêm không steroid như là ibuprofen, diclofenac... Vì vây, người bệnh cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ để tránh dùng phải các thuốc trên.

Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết (ảnh minh họa: Internet)

Bù dịch sớm bằng đường uống

Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh,...) hoặc nước cháo loãng với muối. Đối với nước oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì, dùng nước đun sôi để nguội để pha. Pha lượng nước ít hơn hoặc nhiều hơn so với khuyến cáo đều gây hại.

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng trong sốt xuất huyết vì sốt xuất huyết là do vi-rút gây nên mà kháng sinh lại không diệt được virut. Chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện của nhiễm trùng (điều này phải do bác sĩ khám, chỉ định dùng và khi dùng cũng cần tránh các kháng sinh gây giảm tiểu cầu, gây hại gan, thận). Như vậy, nếu người bệnh tự ý mua kháng sinh về dùng sẽ gây lãng phí tiền bạc, người bệnh lại có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc (nhất là đối với người có cơ địa dị ứng) làm cho người bệnh cùng một lúc mắc nhiều bệnh như vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc, việc chữa trị sẽ phức tạp hơn, tốn kém rất nhiều cho người bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời sẽ dễ dẫn tới tử vong. Vì vậy, khi người bệnh có các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sốt như sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu chán ăn, buồn nôn; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; da sung huyết (thường có chấm xuất huyết ở dưới da), chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam... cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tránh tự ý dùng thuốc không đúng sẽ làm trầm trọng thêm bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt xuất huyết nguy hiểm thế nào với trẻ em?

DS. Hoàng Thị Thủy - Theo Sức khỏe và đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm