Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiều vitamin D chưa chắc đã tốt

Đã bao giờ bạn được khuyến cáo là nên bổ sung vitamin D chưa? Chúng ta thường xuyên được cảnh báo về thiếu vitamin D và nguy cơ đối với sức khỏe. Nhưng ít ai để ý đến việc thừa vitamin D cũng gây những ảnh hưởng đến cơ thể. Hãy tìm hiểu thêm một chút về thừa vitamin D, những yếu tố nào quyết định đến việc tối ưu hóa hóa lượng vitamin D và lợi ích của việc phơi nắng.

Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe con người. Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều có receptor tiếp nhận vitamin D, trong đó, việc tiếp nhận vitamin D có thể được quy định bởi hơn 200 gen trong cơ thể. Vitamin D thúc đẩy hấp thu can xi ở đường tiêu hóa và duy trì lượng can xi và phot pho trong máu, chống lại bệnh loãng xương, còi xương và gãy xương. Đồng thời, vitamin D cũng quy định chức năng miễn dịch, tăng trưởng tế bào và các chức năng thần kinh cơ.

Với nhiều vai trò quan trọng như vậy nên việc thiếu hụt Vitamin D thực sự là một mối quan tâm to lớn. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường và các bệnh tự miễn. Cuộc sống hiện đại đã khiến chúng ta đang trốn ánh nắng bên trong những bức tường bê tông và cửa kính nên ngày càng chúng ta càng nhận được lượng vitamin D tự nhiên ít hơn.

Hiện nay, đánh giá mức độ thiếu vitamin D đang trở thành thường quy trong các cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện. Tuy nhiên giống như nhiều dưỡng chất khác, vitamin D tuân theo quy luật đường cong hình chữ U, nghĩa là cả liều cao và thấp đều có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thật không may, đôi khi những nguy cơ của việc nhiễm độc do dùng liều cao vitamin D vẫn chưa được nhận thức đầy đủ.

Nguy hiểm từ việc bổ sung quá liều vitamin D

Vitamin D được đo bằng lượng 25(OH)D trong máu- đây là dạng tiền chất của vitamin D hoạt động và là dấu hiệu chính xác nhất để đánh giá tình trạng vitamin D. Lượng 25(OH) D tối ưu nhất là dưới 50ng/ml.

Hậu quả của việc thừa vitamin D bao gồm: đau tim, sỏi thận, đau đầu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy chán ăn, sụt cân, mật độ xương thấp. Hơn thế nữa, trong hầu hết các nghiên cứu việc bổ sung vitamin D không làm giảm nguy cơ tử vong, bệnh tim mạch và các bệnh tật khác.

Tuy nhiên việc tiếp xúc nhiều với ảnh mặt trời không thể dẫn đến việc ngộ độc hay quá liều vitamin D được.

Lợi ích của việc phơi nắng

Việc cơ thể lấy được vitamin D chỉ là một trong số những lợi ích từ việc phơi nắng. Một nghiên cứu trong 20 năm trên 29518 đối tượng cho thấy những cá nhân tránh việc việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tăng có tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân cao gấp đôi so với những người khác.

Quả thật là đúng như vậy khi phơi nắng còn giúp con người có những peptide và hóc môn quan trọng khi da chúng ta tiếp xúc với tia UVB, bao gồm:

  • Beta- Endorphin: một opiate tự nhiên giúp chúng ta thoải mái và giảm đau
  • Gen quy định canxitonin liên quan đến peptid: một thuốc giãn mạch bảo vệ cơ thể khỏi bị cao huyết áp, viêm mạch máu, và stress oxi hóa.
  • Chất P: là một chất dẫn truyền thần kinh có thể thúc đẩy tuần hoàn và củng cos hệ miễn dịch đpá ứng với các tình trạng cấp tính
  • Hóc môn Adrenocorticotropic: một loại peptid kiểm soát việc giải phóng ra cortisol qua các tuyến adrena, điều chỉnh được hệ thống miễn dịch và quá trình viêm.
  • Hóc môn kích thích melanocyte: là loại hóc môn giúp giảm sự thèm ăn, tăng ham muốn và cũng chịu trách nhiệm với việc tăng sắc tố da.

Tiếp xúc với tia UVA của mặt trời cũng có rất nhiều lợi ích như giải phóng NO giúp truyền tín hiệu dãn mạch đến các tế bào do đó giảm được huyết áp. Tiếp xúc với ánh sáng vào ban ngày sẽ kich hoạt tế bào thần kinh ở nhân trên giao thoa thị giác trong não sẽ gửi các tin hiệu đến tuyến yên điều hòa quá trình sản xuất ra melatonin. Nếu như rối loạn quá trình này sẽ đấn đến việc rối loạn tâm trạng, giảm nhận thức và các hội chứng rối loạn chuyển hóa.

 

Lượng vitamin D tối ưu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Vậy chúng ta cần bao nhiêu vitamin D? Có lẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố  như chủng tộc, tình trạng dinh dưỡng.

Một số nghiên cứu cho thấy những người Mỹ gốc Phi có lượng 25(OH)D thấp hơn người Mỹ da trắng nhưng mật độ khoáng trong xương lại cao hơn. Những người không phải là da trắng có nồng độ 25(OH)D thấp hơn so với những người cùng sắc tộc nhưng ở vị trí địa lý khác. chúng ta vẫn chưa biết rõ vì lý do nào đó mà những người này thích nghi được với nồng độ thấp như vậy.

Những vitamin tan trong dầu như A,D và K luôn làm việc cùng nhau. Vitamin A và K có thể giúp chống lại các ảnh hưởng của việc thừa vitamin D.

Sử dụng nồng độ hóc môn tuyến giáp để kiểm tra lượng vitamin D cho cá nhân

Chính vì lượng 25(OH)D phụ thuộc vào quần thể, gen và tình trạng dinh dưỡng như đã đề cập ở trên nên các nhà khoa học phải tìm ra những dấu vết sinh học dễ dàng hơn để định lượng vitamin D trong cơ thể.

Chúng ta không thể dựa vào lượng vitamin D hoạt động vì nó không phản ánh toàn bộ lượng vitamin D có trong cơ thể. Bởi vậy, người ta đã sử dụng các hóc môn tuyến cận giáp (PTH) để nhằm định lượng gián tiếp vitamin D sinh học trong cơ thể.

Tóm lại dựa vào rất nhiều bằng chứng khoa học chúng ta có thể xác định được liều lượng an toàn của 25(OH) là trong khoảng 35-60 ng/ml, và có đôi chút xê dịch giữa các quần thể dân số khác nhau.

Dưới đây là một số lời khuyên cho việc tối ưu hóa hấp thu vitamin D:

  1. Đừng bổ sung vitamin D một cách mù quáng

Nếu nồng độ 25(OH) D của bạn ở mức:

  • Dưới 20ng/ml: bạn nên kết hợ giữa việc phơi nắng và dùng dầu gan cá tuyết và uống bổ sung vitamin D
  • Từ 25-30ng/ml: hãy kiểm tra PTH, nếu PTH ở mức bình thường (<30pg/ml) thì việc bổ sung có lẽ không cần thiết
  • 35-50ng/ml: tiếp tục với chế độ ăn và lối sống lành mạnh đó của bạn
  • Lớn hơn 50ng/ml: bạn nên giảm lượng vitamin D bổ sung về với mức đủ và nạp thêm các chất béo tan trong dầu để tránh bị ngộ độc vitamin D
  1. Hãy kiểm tra lại

Kiểm tra nồng độ vitamin sau 3-4 tháng nếu bạn muốn có mức vitamin D vừa đủ và ổn định. Nếu không hãy thử điều chỉnh chế độ ăn, lối sống, bổ sung và kiểm tra lại lần nữa

  1. Nên phơi nắng để lấy vitamin D dạng cơ bản

Không chỉ mang lại nhiều lợi ích, việc phơi nắng còn giúp bạn hạn chế được việc hấp thu thừa vitamin D và làm giảm các nguy cơ ngộ độc vitamin D. Dành khoảng 15-30 phút mỗi ngày để phơi nắng trực tiếp và nên nhớ là không sử dụng kem chống nắng để có thể tận dụng tối đa các lọi ích của ánh nắng.

  1.  Các vi chất dinh đưỡng bảo vệ bạn khỏi độc tính

Sử dụng dầu gan cá tuyết để được cung cấp thêm nhiều vitamin A,D và các loại bơ giàu vitamin hoặc bơ được tiệt trùng hoặc bơ sữa trâu cung cấp nhiều vitamin K. Khoai lang, chuối,quả bơ là những loại quả có chứa nhiều Kali.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Chriskresser
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm