Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo là sự lây truyền của vi sinh vật có hại, thường là vi khuẩn và virus giữa người với người hay lây lan từ các dụng cụ thiết bị sang người hoặc có thể xảy ra bên trong cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng này có thể gây ra rất nhiều biến chứng. Do vậy các nhân viên y tế đang nỗ lực hết sức trong việc đảm bảo an toàn trong sử dụng các thiết bị y tế cho bệnh nhân và làm sạch môi trường bệnh viện.

Lây nhiễm chéo

Các loại lây nhiễm chéo

Các triệu chứng lây nhiễm chéo phụ thuộc vào nguồn lây nhiễm và cả bộ phận cơ thể đã bị nhiễm trùng. Một trong những triệu chứng đầu tiên của lây nhiễm chéo đó là sốt. Đây là phản ứng bảo vệ của cơ thể để loại bỏ nhiễm trùng.

Một số ví dụ về lây nhiễm chéo bao gồm:

  • Nhiễm trùng tiết niệu do nhiễm gây ra bởi ống thông
  • Nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật gây sưng đỏ và có mủ
  • Nhiễm trùng do đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên hoặc trung tâm

Nguyên nhân gây lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo có thể gây ra do:

  • Vi khuẩn
  • Nấm
  • Ký sinh trùng
  • Virus

Những vi sinh vật này có thể được truyền qua:

  • Những thiết bị y tế chưa được tiệt trùng
  • Ho và hắt hơi
  • Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người
  • Chạm vào bề mặt bị nhiễm trùng
  • Giường ngủ không sạch sẽ
  • Sử dụng các ống thông hay dây truyền trong một thời gian dài

Các phương tiện truyền thông hiện nay đang đề cập đến sự nghiêm trọng của tình hình nhiễm trùng chéo tại bệnh viện do siêu vi khuẩn gây ra như Mycobacterium abscessus.

Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ địa điểm nào khác như:

  • Trường học
  • Ngân hàng
  • Cửa tiệm
  • Các tòa nhà công cộng
  • Nhà ở

Nguy cơ lây nhiễm chéo sẽ tăng lên nếu bạn đang trải qua một can thiệp y khoa. Cần lưu ý rằng lây nhiễm chéo cũng có thể xảy ra ở bên trong cơ thể, khi ổ nhiễm trùng từ một vị trí trong cơ thể lây lan sang cơ quan khác, ví dụ như nhiễm trùng hô hấp lây sang tai hoặc mắt.

Chẩn đoán lây nhiễm chéo

Các bác sỹ thường kết hợp các phương pháp sau để chẩn đoán:

  • Khám lâm sàng
  • Xét nghiệm máu
  • Nuôi cấy mẫu bệnh phẩm
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Chụp X quang
  • Hỏi tiền sử bệnh

Điều trị lây nhiễm chéo

Việc điều trị lây nhiễm chéo phụ thuộc vào từng bệnh. Kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng nhưng không được dùng khi nhiễm virus.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp vi khuẩn trở nên thích nghi và đề kháng lại với kháng sinh dẫn tới sự hình thành của các chủng siêu vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn mới này rất khó tiêu diệt và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị nhiễm một số loại virus. Thuốc kháng nấm dạng bôi hay dạng uống được dùng để trị nhiễm nấm. Nhiễm ký sinh trùng trong lây nhiễm chéo được điều trị bằng kháng sinh và thay đổi chế độ ăn.

Các biến chứng của lây nhiễm chéo

Nhiễm trùng nếu không được điều trị có thể dẫn tới:

  • Tiêu chảy
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm phổi
  • Viêm màng não
  • Mất nước
  • Suy đa phủ tạng như phổi, tim, gan và thận
  • Tử vong

Nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khi tiến hành các thủ thuật y khoa sẽ tăng lên khi có lây nhiễm chéo.

Điều quan trọng là cần phải đi khám bác sỹ ngay nếu bạn lưu ý thấy bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào. Phát hiện càng sớm thì nhiễm trùng càng dễ điều trị.

Phòng lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo chỉ được điều trị triệt để khi phát hiện và điều trị đúng nguồn gây lây nhiễm. Kỹ thuật vô trùng là một quá trình thường được áp dụng tại bệnh viện để tiệt trùng các dụng cụ và thiết bị y tế, do vậy các vi sinh vật có hại không thể lây chéo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.

Triển vọng điều trị

Lây nhiễm chéo có thể làm phức tạp và nghiêm trọng hơn một căn bệnh hay một thủ thuật nào đó. Nhiều cơ quan đặt ra những quy trình nghiêm ngặt để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.

Trường học thường không cho phép học sinh, sinh viên đi học nếu họ đang bị ốm. Và nhiều công ty cho phép nhân viên nghỉ nếu họ có những triệu chứng của cảm cúm.

Những biện pháp này có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm chéo. Ngoài ra, cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ, và thực hành quy tắc vệ sinh để giảm thiểu nhiễm trùng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng

Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

  • 17/06/2025

    Làm gì để da không bắt nắng?

    Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?

Xem thêm