Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

An toàn thực phẩm trong mùa hè

Bạn có biết rằng khả năng bị bệnh do thực phẩm không đảm bảo vệ sinh đang càng ngày càng gia tăng vào mùa hè? Hãy tham khảo bài viết dưới này để biết được các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa hè.

Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi phát triển, ảnh hưởng đến quá trình bảo quản thực phẩm.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm diễn biến từ nhẹ đến nặng, bệnh có thể khỏi trong vài ngày nhưng cũng có thể nghiêm trọng hơn, thậm chí gây tử vong. Hãy thực hiện theo năm bước sau để tránh mắc ngộ độc thực phẩm.

  1. Giữ sạch sẽ

Một số loại vi sinh vật gây bệnh thường xuất hiện ở trên tay, vải và đồ dùng, đặc biệt là thớt, bất kỳ sự tiếp xúc nào cũng có nguy cơ lây truyền sang thực phẩm và gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm. Vì vậy, để hạn chế sự lây nhiễm chéo, bạn cần:

  • Rửa tay trước khi ăn và chế biến thức ăn.
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ tất cả các bề mặt và đồ dùng được sử dụng để chuẩn bị, chế biến thực phẩm.
  • Tránh để côn trùng, sâu bệnh và các động vật khác xuất hiện ở khu vực nhà bếp và thực phẩm.
  1. Để riêng các loại thực phẩm

Thực phẩm sống, đặc biệt là thịt lợn, gia cầm và hải sản thường chứa nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm. Các mầm bệnh này sẽ bị nhiễm sang các loại thực phẩm khác trong quá trình chuẩn bị và bảo quản thực phẩm. Để tình trạng này không xảy ra, bạn cần:

  • Không để thực phẩm sống và thực phẩm chín gần nhau.
  • Sử dụng các thiết bị và đồ dùng nhà bếp riêng biệt như dao và thớt để xử lý thực phẩm sống.
  • Bảo quản thực phẩm trong hộp đựng để tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và thực phẩm chế biến sẵn.

  1. Nấu chín

Nấu ăn đúng cách giúp tiêu diệt hầu hết các vi sinh vật gây bệnh. Nấu thức ăn ở nhiệt độ ít nhất 70 độ C làm giảm nguy cơ ăn phải thực phẩm không an toàn.

  • Hãy nấu chín kỹ các loại thức ăn, đặc biệt là thịt lợn, thịt gia cầm, trứng và hải sản.
  • Đun sôi các loại thực phẩm như súp và món hầm, đảm bảo đạt mức nhiệt đến 70°C. Đối với thịt lợn và gia cầm, hãy chắc chắn rằng nước tiết ra từ thịt không có màu hồng.
  • Làm nóng lại tất cả thức ăn thừa.
  • Không nếm thức ăn sống trong quá trình nấu.
  1. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp và an toàn

Vi sinh vật có thể sinh sôi rất nhanh nếu thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Cài đặt nhiệt độ tủ lạnh dưới 5 độ C sẽ bảo vệ được hầu hết các loại thực phẩm nhưng chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Theo thời gian, ngay cả thực phẩm ướp lạnh cũng sẽ bị hư hỏng. Nhiệt độ thấp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn nhưng không ngăn chặn được hoàn toàn.

  • Không để thức ăn nấu chín ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.
  • Bảo quản các loại thực phẩm đã nấu chín và dễ hỏng trong tủ lạnh (tốt nhất là dưới 5 độ C).
  • Để thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ cao nóng (hơn 60 độ C) trước khi dùng
  • Không dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh quá lâu.
  • Tránh rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Rã đông thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh, nước lạnh hoặc trong lò vi sóng
     
  1. Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn

Nguyên liệu thô, bao gồm nước và nước đá, có thể bị nhiễm vi sinh vật và hóa chất nguy hiểm. Hóa chất độc hại có thể được hình thành trong thực phẩm bị hư hỏng, ẩm mốc. Hãy chọn nguyên liệu cẩn thận, kĩ càng, rửa và gọt vỏ để giảm tiếp xúc với hóa chất.

  • Sử dụng nguồn nước sạch và an toàn.
  • Chọn thực phẩm tươi sống, sạch sẽ.
  • Chọn thực phẩm đã qua chế biến để đảm bảo an toàn như sữa tiệt trùng.
  • Rửa sạch trái cây và rau quả, đặc biệt là khi ăn sống.
  • Kiểm tra hạn sử dụng và nhãn thực phẩm trong khi mua các loại thực phẩm đóng gói, không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.
  • Trong quá trình lưu trữ thực phẩm, nên cài đặt mức nhiệt của tủ lạnh dưới 5 độ C để đảm bảo an toàn cho các loại thực phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Một số vi khuẩn vẫn có thể phát triển trong tủ lạnh và sự lây nhiễm chéo có thể xảy ra nếu thực phẩm sống và nấu chín hoặc salad được đặt cạnh nhau.
  • Giữ tủ lạnh luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách:
    • Không dự trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh vì làm giảm sự lưu thông không khí trong tủ lạnh và làm giảm chức năng làm mát hoặc làm lạnh thích hợp.
    • Không mở cửa tủ lạnh / tủ đông thường xuyên, khi không cần thiết.
    • Bảo quản thịt lợn, gia cầm và hải sản sống trong hộp kín hoặc bọc an toàn, để tránh làm ô nhiễm các thực phẩm khác.
    • Chia một nồi thức ăn lớn như súp hoặc hầm thành nhiều phần nhỏ và cho vào hộp đựng trước khi để trong tủ lạnh.
    • Bọc rau lá bằng giấy để giữ độ ẩm và ngăn chúng bị bám mùi từ các thực phẩm khác.
    • Vứt bỏ thực phẩm dễ hỏng, không nên ăn nữa.
    • Trong trường hợp bị cắt điện, hãy đóng cửa tủ lạnh để giữ nhiệt độ bên trong được mát mẻ.
BS. Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WHO
Bình luận
Tin mới
  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

  • 28/03/2025

    Tin vui cho những người có thói quen ăn gừng và uống trà gừng

    Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.

  • 28/03/2025

    5 loại thực phẩm bổ sung có thể gây tiêu chảy

    Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.

Xem thêm