Muối và thực phẩm chứa nhiều muối
Muối hay natri clorua được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm. Lượng muối cao trong chế độ ăn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau như đầy hơi, huyết áp cao, bệnh tim mạch, khiến thận hoạt động kém và xảy ra tình trạng mất nước.
Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều muối dẫn đến tình trạng mất nước do mất cân bằng nước của cơ thể. Muối có tính hút ẩm, do đó nó có thể gây mất nước và thậm chí gây phù nề. Đặc biệt, các loại đồ ăn vặt là những thực phẩm có chứa rất nhiều muối, vì vậy bạn nên hạn chế để tránh mất nước trong mùa hè.
Ảnh minh họa.
Đồ chiên rán và đồ ăn vặt
Bánh gối, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và các loại đồ ăn vặt khác... đều là những thực phẩm có thể làm bạn mất nước. Chúng đặc biệt khó tiêu hóa trong những tháng mùa hè và có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của bạn.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, ăn những thực phẩm chiên rán nhiều khiến cổ họng của bạn trở nên khô, dẫn đến khát nước. Hãy hạn chế những thực phẩm này để tránh bị mất nước, đồng thời tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.
Nước tăng lực
Các loại nước tăng lực chứa nhiều đường nên có thể tạo ra áp suất thẩm thấu cao trong đường ruột và tăng khả năng mất nước. Trong một số trường hợp, nó còn có thể cũng gây tiêu chảy. Vì vậy, các loại thức uống tăng lực không có công dụng giúp cải thiện hiệu suất tập luyện mà vẫn duy trì được độ ẩm như nhiều người lầm tưởng, đặc biệt là những người tập thể thao thường xuyên.
Ảnh minh họa.
Trà và cà phê
Nếu vẫn duy trì thói quen uống trà và cà phê nóng trong thời tiết oi bức của mùa hè thì cơ thế bạn rất có khả năng bị mất nước. Hai loại đồ uống này có xu hướng làm tăng nhiệt độ tổng thể của cơ thể và làm rối loạn hệ tiêu hóa.
Ảnh minh họa.
Cà phê cũng là một loại đồ uống có tác dụng lợi tiểu, vì vậy uống quá nhiều cà phê không những gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng mà còn có thể dẫn tới đau đầu và các triệu chứng khác. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên uống nhiều hơn 4 cốc cà phê mỗi ngày (khoảng 400mg caffeine), liều lượng này tương đương với 10 lon soda hoặc 2 lon nước tăng lực.
Một số loại gia vị
Một số gia vị đem đến hương vị cay nồng như ớt, tiêu, gừng… giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn nhưng cũng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Thực phẩm cay chủ yếu chứa capsaicin, chất này gây ra nhiệt cơ thể, từ đó dẫn đến đổ mồ hôi nhiều, nổi mụn trên da, mất nước và ốm yếu. Vì vậy, vào mùa hè, bạn nên gia giảm một số loại gia vị cay nóng.
Ảnh minh họa.
Dưa chua
Dưa chua là món ăn phổ biến trong mùa hè bởi nó kích thích vị giác, giúp con người ăn ngon miệng hơn trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, dưa chua có thể làm cho miệng của bạn khô và nứt nẻ. Chúng cũng chứa nhiều natri, có thể dẫn đến trữ nước, sưng tấy và đầy hơi; đồng thời có thể dẫn đến chứng khó tiêu nếu bạn uống quá nhiều nước dưa chua.
Ảnh minh hoạ.
Các loại thực phẩm chứa nhiều protein
Theo các chuyên gia, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein. Thay vào đó, hãy ăn nhiều các loại rau củ quả bởi quãng thời gian để cơ thể có thể tiêu hóa protein nhiều hơn các chất khác khoảng 25 - 30%.
Ảnh minh hoạ.
Nếu tiêu thụ quá nhiều protein, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều nhiệt hơn, từ đó dẫn đến nóng trong người, gây mất nước. Thịt bò, thịt trâu, tôm, thịt chó, thịt dê là những thực phầm giàu protein bạn nên ăn hạn chế. Không phải cắt bỏ hoàn toàn nhưng bạn nên cắt giảm lượng protein một cách phù hợp, đặc biệt là trong mùa hè.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: 9 thực phẩm bù khoáng cho cơ thể trong mùa Hè.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.