Chúng ta đều yêu mùa hè, dành nhiều thời giạn tận hưởng cái nắng nóng và chảy nhiều mô hôi khi luyện tập. Tuy nhiên với khí hậu nóng ẩm như thế này việc tập luyện chảy nhiều mô hôi có thể dẫn đến việc mất nước và mất cân bằng điện giải.
Những người nào dễ bị mất nước nhất? Vận động viên những người thường xuyên luyện tập ngoài trời, trẻ nhỏ thường gặp vấn đề về đường ruột và người già dễ nhạy cảm với tác động của mất nước.
Bạn cần phải phải làm gì để cơ thể không bị mất nước hay nặng hơn là mất cân bằng điện giải? Tất nhiên uống đủ nước hàng ngày, theo dõi cơn khát và đi tiểu, liên tục nạp nước khi tập luyện.
Vậy mất nước là gì?
Mất nước xảy ra khi khi lượng nước trong cơ thể giảm đi nghiêm trọng.
Có ba loại mất nước tùy thuộc và từng loại dịch cơ thể bị mất:
Mất nước được định nghĩa là mất quá nhiều dịch của cơ thể, nói cách khác, việc này xảy ra khi cơ thể cần nhiều chất lỏng hơn lượng chất lỏng cơ thể đang tiêu thụ để duy trì chức năng bình thường. Dịch cơ thể mất đi không chỉ mất nước, mà còn mất một hoặc nhiều chất điện giải.
Điện giải là những chất có vai trò đặc biệt trong cơ thể để mang tín hiệu điện tử giúp cân bằng độ pH và duy trì các chức năng quan trọng, như nhịp tim và tín hiệu thần kinh. Một số loại điện giải cơ bản canxi, natri, kali, cho, magie và bicarbonate. Trong số những điện giải trên kali, natri và clo được cho là những điện giải quan trọng nhất. Một số bộ phận cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào sự cân bằng điện giải và hydrat hóa thích hợp- và do đó đặc biệt dễ bị tổn thương do mất dịch như não, hệ thần kinh trung ương và cơ.
Dưới đây là vai trò của những điện giải và chúng ảnh hưởng như thế nào với sự mất nước:
Có rất nhiều hormone cũng kiểm soát hoạt động và nồng độ điện giải trong cơ thể. Điện giải chủ yếu là được tiết ra từ thận và tuyến thượng thận. Chúng bị kiểm soát bởi các hormone trong đó có renin, angiotensin, aldosterone và hormone chống lợi tiểu.
Dấu hiệu của mất nước
Có rất nhiều dấu hiệu của mất nước chứ không hẳn là khát nước. Ví dụ, những dấu hiệu mất nước cũng bao gồm việc căng cổ và hàm, táo bón, nôn và co thắt cơ kéo dài.
Những dấu hiệu của mất nước cơ bản gồm có:
Các nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ mất nước còn có ảnh hưởng đến tâm trạng và nhận thức, góp phần gây nên tình trạng thiếu tập trung, suy giảm thị lực, tri giác, theo dõi, nhớ lại, khả năng chú ý, kỹ năng vận động, tâm lý và trí nhớ và đặc biệt là tiêu hóa.
Vấn đề tiêu hóa cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của mất nước bởi cơ của đường tiêu hóa cần đủ nước để co bóp một cách hớp lý giúp vấn đề đại tiểu tiện được dễ dàng hơn. Vì vậy lượng nước và điện giải cao thấp đều dẫn đến tiêu chảy, táo bóm chảy máu. Ở những người cao tuổi, mất nước cũng thường xảy ra khi thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè.
Triệu chứng của mất nước nghiêm trọng:
Một số dấu hiệu hiệu của mất nước và tăng dấu hiệu của tăng natri máu tương tự nhau mặc dù tác động của chúng có thể khác nhau. Tăng natri nháu thường không nguy hiểm như mất nước nhưng một số trường hợp cũng gây ra những vấn đề nghiêm trọng.
Dấu hiệu của tăng natri có thể gồm:
Cách để điều trị
Uống đủ nước hàng ngày
Là cách nhanh nhất để điều trị mất nước. Nước trắng là cách tốt nhất để ngăn ngừa và đánh bạo được sự mất nước đặc biệt là điều kiện thời tiết mùa hè nắng nóng.
Khuyến nghị uống nước là từ 8-10 cốc nước mỗi ngày giúp duy trì nồng độ điện giải và tránh dấu hiệu mất nước. Khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc trong và sau tập luyện, uống nước nhiều là một sự hợp lý.
Các yếu tố trong chế độ ăn, tuổi, mức độ hoạt động thể lực và kích cỡ cơ thể xác định bạn sẽ cần uống bao nhiêu nước, vì vậy cần chú ý đến mức độ khát nước của bạn.
Làm thế nào để bạn biết đang uống đủ nước? Một nguyên tắc nhỏ là uống đủ nước để bạn đi tiểu ít nhất một lần trong 3-4 tiếng.
Lượng nước tiểu không nên có màu vàng đậm nhưng cũng không cần đến mức màu trắng. Vì vậy cần để ý đến lượng nước mình đang uống khoảng 8-10 cốc mỗi ngày nhưng lại một lần nữa phải nhắc lượng nước còn tùy thuộc rất nhiều vào điều kiện của ngày hôm đó.
Phụ nữ mang thai thì cần thêm nhiều nước hơn khoảng 10-13 cốc nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm ngăn ngừa việc thiếu hụt. Tương tự như vậy trẻ dậy thì cũng cần nhiều nước cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh hơn các độ tuổi khác. Bất cứ ai uống kháng sinh, lợi tiểu, hormone, thuốc tăng huyết áp và thuốc điều trị ung thư đều cần uống nhiều nước.
Ăn nhiều thực phẩm mọng nước
Đây là những thực phẩm giàu nước mà bạn cần trong chế độ ăn: nước dừa, cần tây, dưa hấu và các loại dưa, dưa chuột, kiwi, ớt chuông, họ quả cam chanh như cam, bưởi tây; cà rốt, các chế phẩm sữa lên men như sữa chua, dứa.
Những nguồn thực phẩm khác như chuối, nho, mướp đắng, đu đủ, quả mọng, bơ, cà chua, bí ngồi cũng là những thực phẩm nhiều nước.
Thử các loại nước thay thế lành mạnh thay cho nước
Nếu ý tưởng uống nước trắng không đủ hấp dẫn bạn thì hãy thử những loại nước ít đường, chẳng hạn như nước dừa là sự lựa chọn lý tưởng.
Nước dừa có chứa rất nhiều thứ góp phần ào quá trình hydrate hóa như kali, acid amin, enzyme, các yếu tố tăng trưởng và khoáng chất. Trên thực tế thành phần của nước dừa tương tự tự như thành phần trong máu người giúp chúng ta phục hồi sau khi bị mất nước hoặc tập luyện.
Những đồ uống khác cũng giúp cung cấp nước tốt:
Giữ đủ nước trong và sau khi tập luyện
Trong suốt quá trình luyện tập hoặc hoạt động bạn bị mất cân bằng điện giải vì mồ hôi ra nhiều. Cách tốt nhất là hãy uống nhiều nước trong suốt quá trình luyện tập. Uống một cốc nước trước khi luyện tập, ít nhất là một cốc sau khi tập xong.
Trong những trường hợp tập nặng hoặc tập sức bền, việc bổ sung nước cần phải đi kèm theo điện giải bao gồm cả natri chloride hoặc kali chloride. Nhưng vấn đề là đa số nước thể thao lại bổ sung thêm một lượng đường lớn và các chất có màu tổng hợp vì vậy nước dừa là một loại nước thay thế rất tốt.
Ngăn ngừa mất nước trong quá trình bị ốm
Nếu bạn bị ốm mà có sốt, kèm theo nôn hoặc tiêu chảy, hoặc bạn có vấn đề về đường tiêu hóa thì chắc chắn bạn cần tăng lượng nước nạp vào,
Mất nước có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng sỏi thận, nhiễm trùng bàng quang, sỏi đường tiết niệu hay thậm chí là suy tim. Nước uống bổ sung điện giải cũng hữu ích trong trường hợp nôn nhiều hoặc tiêu chảy mạn tính.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước cần bổ sung ngay
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.