Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 dấu hiệu bất thường của tình trạng mất nước

Mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ nước để đảm bảo chức năng bình thường của cơ thể. Mặc dù mất nước nhẹ có thể chỉ gây ra cảm giác không thoải mái, nhưng tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hình thành cục máu đông, co giật và các biến chứng có khả năng gây tử vong khác.

Rõ ràng, tình trạng mất nước nghiêm trọng phải được điều trị kịp thời, nhưng thậm chí mất nước nhẹ cũng có thể có ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và năng lượng. Điều quan trọng là phải xác định được mức độ mất nước sớm, nhưng các dấu hiệu của mất nước không phải lúc nào cũng rõ ràng như khát nước và mệt mỏi.

Dưới đây là 6 dấu hiệu đáng ngạc nhiên và các triệu chứng của tình trạng mất nước.

Hơi thở hôi

Nước bọt có khả năng diệt vi khuẩn, nhưng khi mất nước, cơ thể sẽ giảm tiết nước bọt. Nếu bạn không sản xuất đủ nước bọt, vi khuẩn có thể nhân lên trong miệng, và một trong những tác dụng phụ của tình trạng đó là hơi thở hôi.

Da khô

Nhiều người nghĩ rằng những ai mất nước sẽ đổ nhiều mồ hôi, nhưng trong thực tế, khi bạn trải qua nhiều giai đoạn của tình trạng mất nước, da bạn sẽ rất khô. Ngoài ra, da bạn cũng có thể đỏ ửng lên. Khi véo da, da của những người mất nước sẽ mất một thời gian dài hơn để trở về bình thường.

Co rút cơ

Mất nước chỉ là một trong số các nguyên nhân gây co rút cơ. Nhưng nó là một trường hợp cần nghĩ tới nếu bạn bị co rút trong khi tập thể dục, nhất là trong thời tiết nóng nực.

Bạn càng thấy nóng, bạn càng có nhiều khả năng bị co rút cơ, và điều đó là do tác động nhiệt thuần túy lên cơ bắp. Khi cơ hoạt động ngày càng nhiều, chúng có thể giữ lại nhiệt do bản thân sinh ra. Những thay đổi trong thành phần điện giải, như natri và kali cũng có thể dẫn đến tình trạng co rút cơ.

Thậm chí trong thời tiết mát mẻ hơn, mất nước vẫn có thể xảy ra nếu bạn không uống đủ nước trong khi tập luyện. Triệu chứng có thể nhẹ hơn hoặc đến chậm hơn nhưng tình trạng mất nước vẫn mang lại những nguy cơ tương tự, dù nhiệt độ bên ngoài có như thế nào.

Sốt và ớn lạnh

Nếu cơ thể mất nước nghiêm trọng, bạn có thể sẽ bị sốt và ớn lạnh. Sốt có thể làm trầm trọng hơn tình trạng mất nước và sốt cao hơn, điều này lại càng khiến bạn mất nước nhiều hơn.

Đối với trẻ sơ sinh, tình trạng sốt mất nước có thể phát triển thành tiêu chảy hoặc nôn mửa nếu không bù đủ dịch. Bất kỳ cơn sốt nào của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng đều đáng lo ngại. Hãy hỏi bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn khi cần sự trợ giúp.

Đối với người lớn, nếu nhiệt độ lên đến hơn 39.4 độ C, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế.

Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt

Khi bạn mất nước, các cơ quan nội tạng như gan sẽ khó khăn trong việc giải phóng glycogen và các thành phần khác trong kho dự trữ năng lượng của bạn, vì vậy bạn có thể thèm đồ ăn. Bạn có thể thèm từ sô-cô-la đến snack mặn, nhưng thông thường thèm đồ ngọt sẽ phổ biến hơn vì cơ thể có thể gặp khó khăn hơn trong việc phân hủy glycogen để giải phóng glucose vào máu để sử dụng làm nhiên liệu.

Trường hợp cơ thể nhầm lẫn giữa đói với khát không phải là hiếm, nó có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy đói khi mà tất cả những gì bạn cần là nước.

Đau đầu

Ngay cả mất nước nhẹ cũng có thể là nguyên nhân của một cơn đau đầu và thậm chí là cơn đau nửa đầu. Thường thì đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng, việc uống một cốc nước đầy và tiếp tục bổ sung từng lượng nước nhỏ trong suốt cả ngày là một cách dễ dàng giúp giảm đau nếu mất nước là nguyên nhân gây ra đau đầu.

Làm thế nào để kiểm tra xem bạn có mất nước hay không?

Nếu bạn khát nước thì thực sự bạn đã bị mất nước. Nhưng dù bạn không khát không có nghĩa là bạn đã uống đủ nước. Dưới đây là hai cách khác để kiểm tra xem liệu cơ thể đã đủ nước hay chưa:

  • Thử bài kiểm tra da: dùng hai ngón tay véo da ở mu bàn tay sau đó thả ra. Da sẽ trở lại vị trí bình thường của nó trong vòng một vài giây. Nếu thời gian này lâu hơn bình thường, có thể bạn đã bị mất nước.
  • Kiểm tra nước tiểu: nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng trong. Nước tiểu màu vàng đậm hoặc màu cam, điều đó cảnh báo rằng bạn đang thiếu nước và cần bổ sung.

Một số lời khuyên để cơ thể đủ nước

Lượng nước hàng ngày cần bổ sung đối với hầu hết phụ nữ là khoảng 2.7 lít, với đàn ông là 3.7 lít. Tổng lượng nước bao gồm nước từ thực phẩm và các loại nước khác như trà, sữa , và nước trái cây.

Dưới đây là một số lời khuyên để nạp đủ nước và tránh tình trạng mất nước:

  • Để bình nước gần bạn: nếu bình nước để ngay bên cạnh, bạn sẽ có thói quen nhấp từng ngụm nhỏ mà không hề nhận ra điều đó.
  • Thêm hương vị cho nước lọc: nếu bạn không thích uống nước lọc, hãy thêm một chút hương vị cho nó bằng cách thêm nước ép trái cây, một vài miếng trái cây tươi hoặc trái cây đông lạnh. Hoặc bạn có thể thử đồ uống có ga có hương vị tự nhiên, không chứa calo – các bọt khí và hương vị trái cây của chúng làm cho chúng hấp dẫn hơn nước lọc bình thường.
  • Thử các loại trà khác: hãy uống thử các loại trà không đường, chúng có nhiều hương vị khác nhau. Hãy nhâm nhi trà đá trái cây vào ban ngày hoặc thưởng thức một ly trà bạc hà hoặc trà hoa cúc vào ban đêm – tất cả đều được tính vào mục tiêu nạp chất lỏng vào cơ thể.
  • Lựa chọn đồ ăn nhẹ: thay vì lựa chọn đồ ăn vặt là các loại chứa rất ít nước như khoai tây chiên, bánh quy và bánh quy giòn, bạn có thể chọn các loại thức ăn nhanh tươi mới như hoa quả tươi hoặc đông lạnh, sữa chua, các loại sinh tố lành mạnh, cần tây với bơ đậu phộng, rau củ cắt miếng với sốt.
  • Bổ sung rau củ và trái cây vào bữa ăn: mục tiêu là rau củ quả chiếm một nửa đĩa ăn của bạn. Tất cả các loại rau củ sẽ cung cấp nước cũng như lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ.
  • Trong thực tế, một vài loại trái cây và rau củ chứa hơn 90% là nước – bao gồm dưa vàng, dâu tây, dưa hấu, dưa chuột, cần tây, rau diếp và rau lá xanh, bí ngòi, cà chua và ớt chuông.
  • Nhấp từng ngụm nhỏ trong bữa ăn: nhấm nháp nước trong bữa ăn sẽ giúp bạn ăn chậm hơn và giữ nước nhiều hơn.

Mất nước ở người cao tuổi

Người cao tuổi có thể có nguy cơ mất nước cao hơn bởi một số lí do.

Một số người cao tuổi bị mất nước mãn tính nều như họ uống một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu. Họ sẽ có cảm giác rất muốn uống nước nhưng không thể uống được dễ dàng hoặc quên uống nước do mất trí nhớ. Mất nước mãn tính ở người cao tuôi có thể dẫn đến tình trạng lú lẫn, huyết áp thấp, chóng mặt và táo bón.

Nếu bạn có người thân cao tuổi có hạn chế vận động hoặc những vấn đề về nhận thức, hãy nhớ theo dõi họ để phát hiện các dấu hiệu của mất nước hoặc yêu cầu người chăm sóc làm việc đó.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm gì khi trẻ bị mất nước?

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm