Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lựa chọn probiotic cho bệnh tiêu chảy

Probiotic là những vi sinh vật có lợi đã được chứng minh có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Do đó, những loại thực phẩm chức năng hoặc những thực phẩm giàu probiotic đã trở thành các phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều tình trạng bệnh, trong đó có tình trạng tiêu chảy.

Probiotic điều trị và dự phòng tiêu chảy như thế nào?

Ngoài việc có mặt trong các loại thực phẩm chức năng và một số loại thực phẩm, probiotic còn có mặt một cách tự nhiên trong đường ruột. Probiotic thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng, ví dụ như duy trì chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng và bệnh tật. Các vi khuẩn đường ruột có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như chế độ ăn, stress và việc dùng thuốc. Khi các vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng và sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ như tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích và các triệu chứng như tiêu chảy.

WHO định nghĩa tiêu chảy là có trên 3 lần đi ngoài phân lỏng hoặc phân có nước trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy cấp là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày trong khi tiêu chảy kéo dài là tình trạng tiêu chảy trên 14 ngày.

Bổ sung probiotic có thể giúp dự phòng một số loại tiêu chảy và giúp điều trị tiêu chảy bằng cách tái tạo và duy trì lợi khuẩn đường ruột.

Probiotic sẽ chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách cạnh tranh về dinh dưỡng với những vi khuẩn này,  làm tăng hệ miễn dịch và thay đổi môi trường đường ruột để các hoạt động của vi khuẩn gây bệnh bị hạn chế lại.

Các loại tiêu chảy đáp ứng với việc bổ sung probiotic

Tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm do nhiễm vi khuẩn hoặc virus, do sử dụng một số loại thuốc hoặc do phơi nhiễm với một số loại vi khuẩn trong khi đi du lịch. Nghiên cứu đã chứng minh, rất nhiều loại tiêu chảy đáp ứng tốt với việc bổ sung probiotic.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Có trên 20 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau có thể gây tiêu chảy, bao gồm Rotavirus, E.coli và Salmonella.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn phổ biến tại các quốc gia đang phát triển hơn và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Điều trị sẽ bao gồm bù nước, giảm thời gian nhiễm khuẩn và rút ngắn thời gian bị tiêu chảy.

63 nghiên cứu đã được tiến hành với hơn 8000 người đã đưa ra kết luận rằng probiotic có thể làm giảm thời gian bị tiêu chảy và giảm tần suất đi ngoài một cách an toàn ở cả trẻ em và người lớn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Trung bình, sử dụng probiotic sẽ có thời gian bị tiêu chảy ngắn hơn 25 giờ.

Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh.

Tiêu chảy là một phản ứng phụ phổ biến của việc điều trị kháng sinh do kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột.

Sử dụng probiotic có thể giúp dự phòng tình trạng tiêu chảy do sử dụng kháng sinh vì probiotic sẽ giúp tái tạo lại các lợi khuẩn trong đường ruột.

17 nghiên cứu với hơn 3600 người đã chứng minh rằng tiêu chảy liên quan đến sử dụng kháng sinh xuất hiện phổ biến hơn ở những người không được bổ sung probiotic.

Trên thực tế, gần 18% số người ở nhóm chứng bị tiêu chảy liên quan đến sử dụng kháng sinh trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm can thiệp chỉ là 8%. Nghiên cứu đi đến kết luận rằng probiotic, đặc biệt là Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii có thể làm giảm 51% nguy cơ tiêu chảy do sử dụng kháng sinh .

Tiêu chảy khi đi du lịch

Khi đi du lịch, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn “lạ” và do đó, có thể sẽ bị tiêu chảy.

Tiêu chảy khi đi du lịch được định nghĩa là đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, xảy ra trong khi đi du lịch. Tiêu chảy khi đi du lịch ảnh hưởng tới 20 triệu người mỗi năm/

Tổng hợp từ 11 nghiên cứu chỉ ra rằng điều trị dự phòng bằng việc bổ sung probiotic có thể làm giảm tỷ lệ tiêu chảy khi đi du lịch. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chỉ điều trị với probiotic Saccharomyces boulardii sẽ làm giảm khoảng 21% nguy cơ bị tiêu chảy khi đi du lịch.

 

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tiêu chảy do kháng sinh và các bệnh khác gây tiêu chảy là rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Viêm ruột hoại tử là một tình trạng bệnh xảy ra ở ruột và có thể xảy ra với hầu hết trẻ sơ sinh. Tình trạng này được đặc trưng bằng tình trạng viêm ở ruột và có thể dẫn đến tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn, từ đó có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng các tế bào ở ruột non và đại tràng. Tỷ lệ tử vong do viêm ruột hoại tử có thể lên tới 50%.

Một trong số các triệu chứng viêm ruột hoại tử là tiêu chảy nặng. Viêm ruột hoại tử thường cũng được sử dụng kháng sinh và có thể dẫn đến tiêu chảy do kháng sinh, từ đó, càng làm nặng thêm tình trạng bệnh.  Các nghiên cứu đã chứng minh rằng probiotic có thể giúp làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử và giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. NGhiên cứu trên 5000 trẻ sinh ra trước 37 tuần chỉ ra rằng probiotic có thể làm giảm tỷ lệ viêm ruột hoại tử và làm giảm tỷ lệ tử vong chung ở trẻ. Một nghiên cứu khác kết luận rằng điều trị bằng probiotic có thể làm giảm tỷ lệ tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ từ 1-18 tháng.Một số chủng probiotic, bao gồm Lactobacillus rhamnosus GG cũng có tác dụng điều trị tiêu chảy ở trẻ em.

Các loại probitic tốt nhất để điều trị tiêu chảy

Có hàng trăm chủng probiotic khác nhau, nhưng các nghiên cứu cho thấy bổ sung chỉ một số chủng mới có lợi ích chống lại tiêu chảy, bao gồm:

  • Lactobacillus rhamnosus GG(LGG): đây là chủng được bổ sung nhiều nhất. LGG là một trong số những loại probiotic có thể có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em.
  • Saccharomyces boulardii: là một chủng nấm thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn và tiêu chảy do điều trị kháng sinh
  • Bifidobacterium lactis: loại probiotic này có thể tăng cường miễn dịch và bảo vệ ruột, giúp giảm mức độ và tần suất tiêu chảy ở trẻ em.
  • Lactobacillus casei: là một chủng probiotic khác đã được nghiên cứu có lợi ích chống lại tình trạng tiêu chảy. Một số nghiên cứu cho thấy chủng probiotic này có thể điều trị tình trạng tiêu chảy do kháng sinh và tiêu chảy do nhiễm khuẩn ở trẻ em và người trưởng thành.

Mặc dù các chủng probiotic khác cũng có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy nhưng những chủng trên đây là những chủng được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng này.

Probiotic được đo bằng đơn vị hình thành khuẩn lạc (Colony Forming Units –CFU) Đa số các sản phẩm bổ sung probitic có chứa từ 1-10 tỉ CFU trên 1 liều. Tuy nhiên, một số loại probiotic có chứa tới 100 tỉ CFU.

Phản ứng phụ liên quan đến sử dụng probiotic

Mặc dù probiotic thường được coi là an toàn cho cả trẻ em và người lớn, nhưng một số người vẫn gặp phải các phản ứng phụ của việc sử dụng probiotic. Những người dễ bị nhiễm trùng, ví dụ như những người vừa được phẫu thuật, trẻ sở sinh ốm nặng và những người bị bệnh mạn tính sẽ có nguy cơ gặp phải phản ứng phụ cao hơn như bị nhiễm trùng hệ thống, tiêu chảy, kích thích hệ miễn dịch quá mức, đau bụng, buồn nôn. Các phản ứng phụ ít nghiêm trọng hơn liên quan đến sử dụng probiotic thỉnh thoảng cũng xảy ra bao gồm đầy bụng, nấc, mẩn đỏ và táo bón.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: ​7 điều bạn cần biết trước khi bổ sung Probiotic

Ths. Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm