Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nấm móng: Ai dễ mắc, cách nào điều trị để không phải cắt bỏ móng?

Nấm móng là tình trạng móng bị nhiễm nấm, hiếm khi xảy ra ở trẻ em và có tần suất tăng dần theo tuổi. Bệnh nấm móng thường gặp và tiến triển âm thầm do nhiều chủng nấm gây nên, có thương tổn lâm sàng đa dạng. Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tìm nấm.

1. Nấm móng là tình trạng gì?

Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm, chiếm tới 30% các chẩn đoán bệnh nấm nông.

Đây là một bệnh thường thấy ở những người có bàn tay, bàn chân thường xuyên ẩm ướt như người làm nghề bán nước giải khát, bán trái cây, đầu bếp, làm ruộng, đầu bếp, giặt quần áo, thợ uốn tóc gội đầu, rửa xe, chăn nuôi...

Nấm xâm nhập bắt đầu từ bờ tự do hoặc các bờ bên rồi đi vào mầm móng. Nhiều người khổ sở vì bệnh nấm móng tay, móng chân vì bệnh không những làm khó chịu, đau ngứa mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ...

2. Nguyên nhân và yếu tố gây nấm móng

Có nhiều nguyên nhân trong đó tác nhân gây nấm móng bao gồm:

  • Chủng vi nấm sợi tơ như Trichophyton Rubrum, T. Interdigitale;

  • Chủng nấm men thường do Candida Albican, các chủng Candida khác thì hiếm;

  • Các loại nấm mốc như Screiopsis Brevicaulis và Fusarium.

Yếu tố thuận lợi khiến dễ bị nhiễm nấm móng là:

  • Những người sống trong môi trường nóng và ẩm thấp;

  • Nghề nghiệp buộc phải thường xuyên tiếp xúc với nước;

  • Mang giày không khô thoáng và không thường xuyên giặt rửa;

  • Mang găng tay cao su nhiều giờ liền;

  • Dùng chung dụng cụ chăm sóc móng hay khăn với người bị nhiễm nấm;

  • Móng vừa bị chấn thương;

  • Trong gia đình có người thường xuyên bị nấm móng;

  • Người lớn tuổi, hút thuốc lá… dễ mắc nấm móng.

Nhiều nghiên cứu cho rằng những người mắc bệnh đái tháo đường điều trị nấm móng sẽ khó khăn và cần nhiều thời gian hơn. Những đối tượng này dễ bị nhiễm nấm móng và dễ dẫn đến những vết loét không lành; Người mắc bệnh ung thư và đang hóa trị; Bệnh vảy nến; Tuần hoàn máu kém; Người ghép tạng; Người nhiễm HIV… cũng dễ mắc nhiễm nấm móng.

3. Dấu hiệu của nhiễm nấm móng

Nấm móng thường là hậu quả từ nhiễm nấm ở chân hay tay không được điều trị hoặc xuất hiện sau một chấn thương hay bệnh lý gây viêm ở móng. 

Nấm móng là bệnh nhiễm trùng ở móng do nấm.

Nấm có thể ảnh hưởng một hay nhiều móng, cả móng chân, móng tay và thường liên quan đến ngón cái hay ngón út, có thể hiện biểu hiện một hay nhiều dạng tổn thương. 

Trong đó thường gặp nhất là nấm móng ở cạnh bên của móng sẽ thấy xuất hiện mảng màu trắng đục hay vàng ở cạnh bên của móng, nếu không được điều trị sẽ tiếp tục lan ra toàn bộ móng và móng trở nên mềm, khô, đau khi mang giày.

Phần da bên dưới móng có hiện tượng tăng sừng và có hiện tượng li móng (là hiện tượng bản móng tách khỏi phần bên dưới và bung lên).

Tổn thương dễ nhận biết là bị hỏng móng đầu xa khi đó đầu xa của móng bị cong lên. Bệnh nấm móng trắng bề mặt còn cho thấy những mảng trắng trên bề mặt móng.

Bệnh nấm móng đầu gần cho thấy các mảng vàng ở phần liềm móng. Nếu bị u nấm móng hay u nấm da thì sẽ thấy vùng bị nhiễm nấm dày lên nhìn như u và lan đến cả phần giường móng. Tình trạng hỏng móng sẽ thấy phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn cấu trúc móng.

Viêm quanh móng thường do nhiễm nấm Candida ở móng gây viêm quanh móng và bắt đầu từ nếp móng gần (biểu bì của móng). Nếp này bị viêm, đỏ, xuất hiện những vệt trắng, vàng, xanh lá, đen trên móng và lan rộng ra. Móng có thể bị tách ra khỏi giường móng và đau khi đụng vào.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp nhiễm nấm móng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh như nhiễm vi khuẩn đặc biệt như Pseudomonas aeruginosa, làm cho móng tay có màu đen hoặc xanh. Bệnh vẩy nến móng, bệnh chàm hoặc viêm da; Lichen phẳng; Bong móng; Bệnh móng cong…

Nấm móng thường là hậu quả từ nhiễm nấm ở chân hay tay không được điều trị.

4. Chẩn đoán và điều trị nấm móng

Thông thường, gợi ý nhiễm nấm móng trên lâm sàng có thể được xác định bằng các xét nghiệm để giúp chẩn đoán tác nhân vì nấm mốc và nấm men điều trị hoàn toàn khác với vi nấm sợi tơ. Đơn giản nhất là có thể cắt, cạo bề mặt đổi màu của móng và lấy các mảnh vụn gửi đến phòng xét nghiệp vi sinh để soi và nuôi cấy nấm. Những điều trị trước đó như thuốc thoa tại chỗ hay uống có thể làm giảm khả năng phát hiện nấm khi soi và nuôi cấy, tốt nhất cần lấy bệnh phẩm trước khi điều trị.

Nấm móng ở tay đáp ứng điều trị nhanh và hiệu quả hơn so với móng chân. Thời gian điều trị đối với móng tay trung bình là 2 tháng, móng chân là 3 tháng.

Trường hợp nhiễm nấm nhẹ (ảnh hưởng ít hơn 50% của 1 hoặc 2 móng) có thể đáp ứng với thuốc kháng nấm tại chỗ, nhưng điều trị thường đòi hỏi thuốc kháng nấm đường uống. Việc sử dụng loại kháng nấm nào, tại chỗ hay toàn thân cần được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh việc điều trị không hiệu quả mà nguy cơ tác dụng phụ nhiều.

Các tác dụng phụ tại chỗ của thuốc kháng nấm thoa thường nhẹ như đỏ, sưng, nóng rát. Khi dùng thuốc uống, bác sĩ có thể xét nghiệm máu mỗi tháng để theo dõi. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu những phương pháp khác như dùng thuốc dạng gel, sơn móng.

Đôi khi tình trạng nhiễm nấm nặng hoặc điều trị không hiệu quả, bác sĩ có thể cắt bỏ móng của bạn bằng phương pháp phẫu thuật hay dùng hóa chất để phá hủy.

Nấm móng là bệnh khá thường gặp ở nước ta.

Gần đây, phương pháp điều trị không dùng thuốc phát triển mạnh nhằm tránh những tác dụng phụ và nguy cơ khi dùng thuốc kháng nấm. Liệu pháp laser ánh sáng hồng ngoại diệt vi nấm bằng cách sản sinh ra nhiệt tại mô bị nhiễm bệnh. 

Một số phương pháp khác như liệu pháp quang động học được báo cáo thành công ở một vài ca, sóng siêu âm… Lưu ý điều trị cần kiên nhẫn và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Lời khuyên thầy thuốc

- Để phòng không bị nhiễm nấm móng cần mang dép ở khu vực ẩm và nóng. Khi điều trị khỏi nấm móng nên loại bỏ các giày, ủng đã sử dụng trước khi bắt đầu điều trị. Nếu giày quá đắt tiền, có thể tiệt khuẩn bằng tia UV hay Ozone.

- Cần thay tất chân mỗi ngày và ngay khi tất bị ẩm do mồ hôi chân, điều này giúp ngăn nấm phát triển. Thay giày khi bị ẩm và để khô trong vòng 24 giờ rồi hãy dùng lại để tránh nấm phát triển. Chọn giày vừa chân, chất liệu thoáng khí.

- Có thể rắc bột kháng nấm vào giày để ngăn nấm phát triển; Cắt ngắn móng tay và móng chân.

- Những đồ dùng làm móng phải được vệ sinh bằng xà bông và nước, rồi lau lại bằng cồn. Nếu đến tiệm để làm đẹp móng cần phải bảo đảm dụng cụ phải được tiệt trùng sau mỗi lần sử dụng.

- Không nên sử dụng vật dụng cá nhân chung với người khác; Vệ sinh chân bằng xà bông và lau khô mỗi ngày, đặc biệt là vùng kẽ ngón để giữ cho đôi chân luôn sạch sẽ và khô ráo. Khi có biểu hiện nhiễm nấm cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Cần điều trị nấm càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm sang móng.

Tóm lại: Nấm móng là bệnh khá thường gặp ở nước ta, do đó cần biết cách tự chăm sóc để tránh bị lây nhiễm. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ cần đi khám sớm ở cơ cở khám chữa bệnh da liễu uy tín để việc điều trị an toàn và hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nấm móng chân là gì?

BSCK1. Đinh Ngọc Liên - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm