Nguyên nhân gây nấm móng là gì?
Nấm móng là một tình trạng xảy ra khi một loại nấm cực nhỏ xâm nhập vào móng tay hoặc móng chân và gây bệnh. Nhiễm nấm xảy ra ở móng chân thường xuyên hơn ở móng tay, và bất cứ ai cũng có thể bị nấm móng. Tuy nhiên, bệnh thường phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch, nấm móng có thể gây ra những nguy cơ nghiêm trọng.
Thông thường, nấm móng xảy ra khi nấm xâm nhập vào móng tay hoặc móng chân thông qua một chấn thương nhỏ (vết cắt hoặc vết gãy) ở vùng móng. Nấm móng thường không phải do vệ sinh kém và hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác. Có thể khó xác định chính xác vị trí hoặc cách thức nhiễm nấm, tuy nhiên những nơi ẩm ướt và có nhiệt độ cao thường là những nơi lý tưởng cho nấm phát triển.
Nấm móng thường khiến móng dày lên và thay đổi màu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, nấm móng có thể khiến đau ở vùng đầu ngón tay hoặc chân.
Ban đầu, người bệnh thường chỉ bị nhiễm nấm ở móng tại 1 - 2 ngón, nhưng nếu không điều trị và ngăn ngừa kịp thời, tình trạng này sẽ nhanh chóng lan ra khắp bàn tay, bàn chân và lây sang tay/chân bên cạnh. Nặng hơn nữa là tình trạng nấm có thể dẫn tới viêm chân móng, gây sưng đỏ, đau, có mủ, ngứa nhiều khiến người bệnh gãi nhiều, càng làm tổn thương nặng hơn.
Tại các cơ sở y tế, các chuyên gia da liễu sẽ xem xét kỹ móng tay/chân của người bệnh để đánh giá các dấu hiệu nổi bật định hướng cho chẩn đoán. Thủ thuật lấy mẫu ở vùng tổn thương cũng có thể được thực hiện, sau đó mẫu được gửi đến các phòng thí nghiệm để soi tìm nấm và xác định loại nhiễm trùng mà bạn đang mắc phải.
Điều trị nấm móng như thế nào?
Điều trị nấm móng được thực hiện dưới rất nhiều biện pháp khác nhau, có thể kể đến như:
Đối với nhiễm trùng móng chân, việc điều trị sẽ khó khăn hơn so với nhiễm trùng móng tay. Nguyên nhân là do móng chân phát triển chậm hơn nhiều so với móng tay. Bên cạnh đó, chân thường ở trong môi trường ẩm ướt như giày, đi ủng... mà không được khô ráo hay chắm sóc tốt như tay. Điều này làm khuyến khích sự phát triển của nấm và dẫn tới việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Làm thế nào để dự phòng nấm móng?
Để dự phòng tình trạng nấm móng, hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây như:
Móng chân mọc ngược
Móng chân mọc ngược có thể xảy ra khi phần góc hoặc cạnh của móng, mọc ngược lại vào thịt của ngón chân. Trong đa phần các trường hợp, móng mọc ngược xảy ra ở ngón chân cái.
Nguyên nhân gây ra móng mọc ngược?
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:
Làm thế nào để điều trị tình trạng này?
Đối với các trường hợp ở mức độ nhẹ, móng chân mọc ngược có thể được điều trị bằng cách ngâm chân trong nước ấm từ 15-20 phút. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ. Nếu giảm đau không có hiệu quả, sưng và tiết dịch ở vùng móng, việc tiểu phẫu cắt bỏ vùng móng có thể được thực hiện để loại bỏ vùng móng mọc ngược.
Tổng kết
Tình trạng nấm móng và móng mọc ngược có thể xảy ra ở móng tay hoặc móng chân. Thông thường, chúng không quá khó điều trị song khả năng tái phát lại là tương đối cao. Hãy tham khảo một số mẹo trong bài viết, cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ nếu những tình trạng này gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Tham khảo thêm thông tin tại: 5 cách để bạn ngừng cắn móng tay
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?