Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Châm cứu cho bệnh nhân ung thư

Nhiều trung tâm điều trị ung thư hiện đang tiến hành châm cứu cho bệnh nhân ung thư. Châm cứu là một phương pháp y học cổ truyền của Trung Quốc đã có từ hàng ngàn năm dựa trên thuyết về sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Nếu sự mất cân bằng xảy ra, dòng khí huyết trong cơ thể bị ứ trệ và gây bệnh.

Trong một buổi châm cứu, thầy thuốc sử dụng kim được đặt dọc theo các trường năng lượng của cơ thể ( kinh lạc) để cân bằng lại năng lượng của cơ thể.

Châm cứu được sử dụng cho người bị ung thư như thế nào?

Thuật ngữ liên quan đến liệu pháp thay thế, chẳng hạn như châm cứu là một lĩnh vực rất khó hiểu. Trong các trung tâm ung thư, châm cứu được sử dụng như một phương pháp điều trị "tích hợp" hoặc "bổ sung", được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị thông thường như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để điều trị ung thư.

Những lợi ích

Châm cứu vẫn còn ở giai đoạn sơ khai khi nói đến các nghiên cứu về lợi ích của phương pháp này với bệnh nhân ung thư, nhưng một số nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy tác dụng của phương pháp này.

Mệt mỏi liên quan đến ung thư: Một đánh giá năm 2018 thấy rằng châm cứu có tác dụng rõ rệt đối với tình trạng mệt mỏi liên quan đến ung thư. Vì mệt mỏi liên quan đến ung thư và phương pháp điều trị ung thư thường là triệu chứng khiến bệnh nhân khó chịu nên tác dụng của châm cứu là một tín hiệu tích cực đối với bệnh nhân ung thư.

Buồn nôn do hóa trị: phần lớn các nghiên cứu liên quan đến châm cứu là đánh giá hiệu quả của phương pháp này đối với tình trạng buồn nôn do hóa trị liệu. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, có nhiều bằng chứng đáng tin cậy cho thấy châm cứu có thể làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến hóa trị. Một số bác sĩ ung thư khuyên nên tránh châm cứu sau khi hóa trị do tăng nguy cơ nhiễm trùng, tuy nhiên liệu pháp này có thể được thực hiện trước một buổi hóa trị để giúp ngăn ngừa buồn nôn.

Đau: Các nghiên cứu đánh giá sự kiểm soát cơn đau bằng châm cứu cho thấy liệu pháp này thể giúp giảm đau do ung thư cũng như từ phẫu thuật. Tuy nhiên châm cứu không thể thay thế thuốc giảm đau, nhưng có thể giúp giảm lượng thuốc giảm đau cần thiết qua đó giảm được một số tác dụng phụ của những thuốc giảm đau đó. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng châm cứu cũng hữu ích cho chứng đau mãn tính.

Trầm cảm và lo lắng: Các nghiên cứu sơ bộ đã phát hiện ra rằng châm cứu có thể làm giảm cả trầm cảm và lo lắng ở bệnh nhân ung thư.

Giấc ngủ: Ít nhất đã có một nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh ung thư được châm cứu có sự cải thiện về chất lượng giấc ngủ.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu: Châm cứu không được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu, nhưng một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng những người được châm cứu đã giảm tình trạng đau do bệnh gây ra.

Chức năng miễn dịch: Châm cứu cũng có thể có ảnh hưởng tích cực đến chức năng miễn dịch ở những người bị ung thư. Tuy nhiên vai trò  của phương pháp này trong điều trị ung thư vẫn chưa rõ ràng.

Châm cứu hoạt động như thế nào?

Đã có những thuyết giải thích cơ chế hoạt động của phương pháp châm cứu từ quan điểm khoa học. Châm cứu có thể tác động trực tiếp trên các tế bào thần kinh, làm thay đổi việc hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh hoặc tác động trực tiếp trên não giúp giải phóng endorphin, hóa chất giảm đau được sản xuất trong não.

Cảnh báo

Châm cứu cho những bệnh nhân điều trị ung thư đòi hỏi phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt và cần thảo luận về việc điều trị với bác sĩ ung thư trước.  Bạch cầu giảm có thể là tăng nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể. Bác sĩ ung thư sẽ cân nhắc việc cho phép làm liệu pháp châm cứu cho bệnh nhân dựa trên nguy cơ bị nhiễm trùng từ kim. Số lượng tiểu cầu giảm có thể làm bầm tím hoặc khó cầm máu khi châm cứu.

Điều trị điển hình là như thế nào?

Trước khi thực hiện châm cứu, bác sĩ châm cứu sẽ hỏi bạn về sức khỏe hiện tại của bạn, đặc biệt là lưỡi. Trong y học cổ truyền, người ta thấy rằng nhiều tình trạng và vần đề sức khỏe chung của cơ thể được đánh giá bằng cách kiểm tra lưỡi (được gọi là xem lưỡi chẩn bệnh).

Sau khi thay trang phục, thầy thuốc cho bạn nằm xuống một chiếc bàn thoải mái và tiến hành sát khuẩn vùng cần châm và châm từ 5 đến 20 kim trong cơ thể bạn, đôi khi có thể vê kim khi châm. Nghe có vẻ khó chịu, nhưng kim được sử dụng rất mảnh và mọi người chỉ cảm thấy có đôi chút khó chịu. Kim sẽ được giữ 15 đến 30 phút. Sau khi châm cứu, bạn có thể không cảm thấy bất kỳ sự khác biệt nào so với ban đầu, một số người cảm thấy thư giãn và những người khác cảm thấy tràn đầy năng lượng.

Các hình thức châm cứu khác có thể liên quan đến việc sử dụng dòng điện áp dụng cho kim (điện châm), ngải châm, giác hút

Biến chứng có thể xảy ra

Biến chứng của châm cứu là rất hiếm, có thể xảy ra một trong các biến chứng sau:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Bầm tím, đặc biệt là nếu số lượng tiểu cầu của bạn thấp do hóa trị hoặc ung thư
  • Không thoải mái
  • Tổn thương các cơ quan: Điều này rất hiếm nhưng có thể xảy ra nếu kim được đặt quá sâu, đặc biệt là gần phổi

Làm thế nào để tìm một chuyên gia châm cứu?

Nhiều trung tâm điều trị ung thư áp dụng châm cứu như một liệu pháp bổ sung cho những người bị ung thư. Nếu không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ung thư của bạn để nhờ họ đưa ra gợi ý về các bác sĩ châm cứu. Bạn cũng có thể nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè trong nhóm hỗ trợ ung thư hoặc thông qua các ứng dụng tìm kiếm.

Lời kết

Thật khó để đánh giá mức độ hữu ích của châm cứu đối với người mắc bệnh ung thư vì nó chưa được nghiên cứu sâu. Các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để nghiên cứu các vai trò tác dụng của châm cứu đối với mệt mỏi sau hóa trị và lợi ích châm cứu với những người mắc bệnh thần kinh ngoại biên do hóa trị liệu và tác dụng với giấc ngủ ở những người sau điều trị ung thư .

c liệu pháp thay thế khác

Có một số phương pháp điều trị thay thế đang được sử dụng theo cách tích hợp cùng với các phương pháp điều trị ung thư thông thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng giảm đau kỳ diệu của châm cứu

 

Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm