Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương pháp châm cứu có đem lại hiệu quả trong bệnh tiểu đường?

Các nghiên cứu cho thấy châm cứu có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường bằng cách cải thiện lượng đường trong máu, làm giảm các triệu chứng của bệnh thần kinh là một biến chứng của bệnh tiểu đường và hơn thế nữa.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, có khoảng 30,3 triệu người, tương đương 9,4% dân số Mỹ, đang sống chung với bệnh tiểu đường .

Nền y học hiện đại Trung Quốc thường sử dụng châm cứu để điều trị bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học gần đây nghiên cứu lợi ích của châm cứu cho bệnh tiểu đường lưu ý rằng phương pháp này có thể giúp:

  • cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết
  • giúp giảm cân
  • bảo vệ chức năng đảo tụy, chịu trách nhiệm sản xuất insulin
  • cải thiện tình trạng kháng insulin
  • điều chỉnh sự cân bằng của các hormone ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường, ví dụ, melatonin, insulin, glucocorticold và epinephrine

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã xem xét các cách thức châm cứu có thể tác động đến cơ chế sinh học của bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường để trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả.

Những lợi ích của châm cứu:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường

Đối với nồng độ glucose và insulin

Châm cứu có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Năm 2018, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã công bố những phát hiện cho thấy một số huyệt đạo nhất định có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh tiểu đường ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Họ phát hiện ra rằng những con chuột được điện di trong vòng 3 tuần cho kết quả:

  • mức glucose thấp hơn
  • tăng mức độ insulin
  • cải thiện dung nạp glucose

Đối với khả năng hạy cảm và kháng insulin

Một nghiên cứu trên người và động vật năm 2016, xem xét liệu châm cứu có phải là một điều trị phù hợp cho tình trạng kháng insulin hay không và châm cứu có thể là biện pháp điều trị phù hợp với độ nhạy insulin hay không. Kết quả cho thấy rằng điện di cường độ thấp và tần số thấp có thể giúp giảm kháng insulin và tăng độ nhạy insulin.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi người có thể sử dụng điện châm hoặc phối hợp thêm với các phương pháp điều trị khác. Các liệu pháp thay thế có thể bao gồm các biện pháp ăn kiêng và thuốc đông y.

Châm cứu và metformin

Nghiên cứu năm 2015 trên chuột kết hợp điện châm với thuốc chống tiểu đường, metformin, cho thấy kết quả các phản ứng hạ đường huyết tốt hơn và độ nhạy insulin cao hơn.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, so với việc sử dụng đơn lẻ thuốc metformin thì sự kết hợp với châm cứu này cho kết quả: tác dụng hạ đường huyết tốt hơn và độ nhạy insulin lớn hơn

Không có nghiên cứu giải thích chính xác cách thức châm cứu hoạt động để kiểm soát các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Kỹ thuật

Kỹ thuật châm cứu để điều trị bệnh tiểu đường có thể khác với các kỹ thuật điều trị đau.

Châm cứu bao gồm nhiều vị trí và kỹ thuật khác nhau, nhưng với mục đích điều trị bệnh tiểu đường, chỉ có ba kỹ thuật được sử dụng

Châm cứu Cổ tay - mắt cá chân

Châm cứu cổ tay có thể giúp điều trị viêm thần kinh, một biến chứng của bệnh tiểu đường.

Châm cứu cổ tay - mắt cá chân là một hình thức châm cứu bao gồm kích thích kim sâu vào vị trí mắt cá chân và dây thần kinh cổ tay.

Nghiên cứu năm 2014 kết luận rằng điều trị châm cứu cổ tay có thể là một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị đau, bao gồm cả viêm thần kinh ngoại biên do tiểu đường.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nói thêm rằng chưa có đủ bằng chứng để xác nhận rằng phương pháp này an toàn và hiệu quả.

Điện châm

Điện châm là loại châm cứu phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.

Bác sĩ châm một cặp kim vào mỗi huyệt đạo và truyền xung điện từ kim này sang kim khác. Phương pháp này có tác dụng: giảm đau thần kinh do biến chứng tiểu đường và giúp kiểm soát lượng đường huyết

Châm cứu thảo dược

Châm cứu thảo dược liên quan đến việc tiêm thảo dược vào các huyệt đạo. Đây là một kỹ thuật hiện đại. Phương pháp này có thể giúp duy trì lượng đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường typ 2 .

Nguy cơ

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử châm cứu hoặc một liệu pháp bổ sung khác cho bệnh tiểu đường. Một số tác dụng phụ của châm cứu nói chung: đau nhức, chảy máu, bầm tím

Trước khi châm cứu, cần đảm bảo:

  • Kim châm đảm bảo vô trùng chỉ sử dụng một lần
  • Thầy thuốc có giấy phép hành nghề..
  • Tình trạng cơ thể đảm bảo an toàn để điều trị châm cứu. Chống chỉ định cho người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc mắc bệnh đông máu do châm cứu.

Lời kết

Châm cứu có thể là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nếu các bác sĩ được cấp phép và có kinh nghiệm thực hiện. Đây là phương pháp đã được sử dụng rộng rãi hơn trong y học phương tây trong 20 năm qua.

Có thể kết hợp phương pháp này với các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường khác, như thuốc men, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Tuy nhiên, châm cứu có thể kéo dài gây tốn kém, và chưa xác đinh được hiệu quả tác dụng rõ ràng đối với bệnh tiểu đường typ 2.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng giảm đau kỳ diệu của châm cứu

 

Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm