Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ - Do đâu?

Một cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hơn một nửa số phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng tiểu ít nhất một lần trong đời, trong khi rất nhiều người phải vật lộn với tình trạng nhiễm trùng lặp lại. Nhưng nhiễm trùng đường tiểu không chỉ là bệnh mà phụ nữ phải đối phó, mà nam giới cũng có thể mắc nhưng ít hơn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, qua ống tiểu đi đến bàng quang hoặc thận.

Mỗi người đều có một số lượng đáng kể vi khuẩn trên da xung quanh trực tràng và bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, ở phụ nữ, niệu đạo gần trực tràng hơn, điều này làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng.

Đường tiết niệu của phụ nữ cũng được cấu tạo khác với nam giới, điều này cũng giải thích tại sao nhiễm trùng tiểu phổ biến hơn ở phụ nữ. Niệu đạo của người phụ nữ là "tương đối ngắn" khoảng 4 cm trong khi đó niệu đạo của nam giới dài hơn nhiều do đó vi khuẩn gặp khó khăn hơn để vào bàng quang.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu, thì đừng lo lắng. Tìm hiểu những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu để có cách điều trị phù hợp sẽ giúp bạn không phải lo lắng, khó chịu.

Quan hệ tình dục

Yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ là hoạt động tình dục. Khi quan hệ tình dục chất lỏng trong cơ thể của bạn và của đối tác hòa lẫn vào nhau. Điều đó có nghĩa là các hạt phân từ hậu môn của bạn có thể di chuyển về phía trước và chúng có khả năng bị đẩy lên niệu đạo.

Để ngăn chặn điều này là luôn giữ cho khu vực này sạch sẽ, uống nhiều nước và đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để đẩy hết vi khuẩn tiềm ẩn ra ngoài.

Cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn luôn muốn đi tiểu đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sỏi thận

Sỏi thận có thể hình thành trong đường tiết niệu, là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với nhiễm trùng đường tiết niệu.  Sỏi thận hoạt động như một nơi trú ẩn an toàn cho vi khuẩn sống sót khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chúng cũng có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, khiến bạn khó tống hết nước tiểu ra ngoài, điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Để hạn chế sự hình thành sỏi thận bạn cần uống đủ nước, tránh ăn quá nhiều muối và hạn chế lượng protein động vật.

Vệ sinh sai cách                                                   

Việc vệ sinh âm hộ từ sau ra trước là một hành động thực sự tồi tệ, việc làm này sẽ đẩy vi khuẩn từ vùng hậu môn/trực tràng vào âm đạo.

Các vấn đề về đường tiêu hóa

Việc chống chọi với tiêu chảy làm tăng nguy cơ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn từ hậu môn có thể xâm nhập vào bàng quang của bạn. 

Táo bón có thể khiến bạn khó tống hết chất thải trong bàng quang ra ngoài. Và khi nước tiểu đọng lại trong bàng quang sẽ làm tăng nguy cơ cho bất kỳ vi khuẩn nào có trong đó sẽ có thể sinh sôi. 

Thậm chí việc “xì hơi” còn "tạo ra vi khuẩn" và lây lan sang cơ quan sinh dục trên của bạn.

Mặc dù tiêu chảy, táo bón và xì hơi ngẫu nhiên có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài bận nên gặp bác sĩ. Khi đi đại tiện nên lau chùi từ trước ra sau.

Lông mu

Có lông mu không phải là một điều xấu, nhưng nó có thể hoạt động như một "cái thang" cho vi khuẩn đi từ hậu môn đến âm đạo. Nó cũng có thể mang vi khuẩn từ đối tác của bạn trong khi quan hệ tình dục vào niệu đạo của bạn. Cần cắt tỉa gọn gàng lông mu và thường xuyên làm sạch vùng âm hộ.

Nhịn tiểu

Thường xuyên nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Bạn không nên nhịn tiểu quá lâu hoặc vội vàng khi đi tiểu.

Cần đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu. Việc đi tiểu và làm trống bàng quang để tống vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu ra ngoài, từ đó giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Bệnh tiểu đường không kiểm soát

Tiểu đường không kiểm soát cũng là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. Một là lưu lượng máu đến các dây thần kinh bàng quang có thể bị giảm đi, khiến bàng quang khó co bóp đúng cách và làm trống hoàn toàn. Nếu bạn không thể thải nước tiểu ra ngoài, bất kỳ vi khuẩn nào cũng có thể  tiếp tục sinh sôi. Các bệnh mạn tính như tiểu đường cũng ức chế hệ thống miễn dịch của bạn và có thể gây rối loạn khả năng phản ứng của cơ thể với vi khuẩn. Và đặc biệt là bệnh tiểu đường không kiểm soát được khiến cơ thể bạn đổ glucose (đường) vào nước tiểu, tạo ra một môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi.

Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu trong phạm vi cho phép là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đồ lót chật

Đồ lót chật, đặc biệt là đồ lót bằng vải thun hoặc nylon khó thoát ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Quần lót chật đóng vai trò như một “giàn giáo” cho vi khuẩn 'leo lên' âm đạo. Tốt nhất bạn nên mặc đồ lót cotton thoáng khí.

Mất nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có thể tồn tại bàng quang ra ngoài.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu.

BS. Như Quỳnh - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

Xem thêm