Những nguyên nhân phổ biến gây viêm đường tiết niệu
Mặc dù nam giới cũng có thể mắc bệnh nhưng phụ nữ lại có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân là do niệu đạo của phụ nữ rất ngắn nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang và gây bệnh. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đường tiết niệu.
Quan hệ tình dục
Nhiều phụ nữ mắc viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ tình dục bởi “sex” có thể khiến vi khuẩn từ đường tiêu hóa hoặc âm đạo dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo hơn. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn nên đi tiểu trong vòng 30 phút sau khi quan hệ. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng cả hai đều cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngay lập tức trước và sau khi quan hệ nhưng các chuyên gia cho rằng điều này sẽ làm thay đổi hệ vi khuẩn âm đạo và làm gia tăng nguy cơ bị viêm đường tiết niệu.
Táo bón
Bạn có thể cho rằng chính vi khuẩn tồn tại trong phân là nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu. Tình trạng táo bón khiến cho bàng quang khó được làm rỗng, đồng nghĩa với việc vi khuẩn sẽ tồn tại lâu hơn và có thời gian để sinh sôi và gây nhiễm trùng. Ngoài ra, ngay cả tiêu chảy hay đại tiện không kiểm soát cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu bởi vi khuẩn từ phân lỏng có thể dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo. Một lời khuyên về vệ sinh: Cần chùi từ đằng trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh, nhất là sau khi đại tiện.
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
Khi đường huyết tăng quá cao, lượng đường dư thừa sẽ được thải qua nước tiểu và biến nước tiểu thành môi trường ưa thích cho sự phát triển của vi khuẩn. Bạn có thể đã nghe đâu đó rằng ăn quá nhiều đường cũng có thể gây viêm đường tiết niệu ngay cả khi bạn không mắc bệnh tiểu đường, nhưng các chuyên gia nói rằng điều đó là hoàn toàn không đúng sự thật.
Nhịn tiểu
Nếu bạn muốn đi tiểu thì nên tới WC ngay mà đừng nhịn bởi thói quen nhịn tiểu lâu hơn 6 tiếng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu do vi khuẩn có điều kiện tồn tại lâu hơn trong bàng quang và sinh sôi gây nhiễm trùng. Do vậy, nếu bạn cần phải lái xe đường dài mà bỗng dưng buồn tiểu thì tốt nhất là nên tìm một trạm dừng xe kế tiếp để “giải quyết” ngay chứ đừng nhịn mà có ngày mắc bệnh.
Mất nước
Uống nhiều nước không chỉ giúp bạn giải quyết cơn khát mà đồng thời nó cũng giúp đẩy lui căn bệnh viêm đường tiết niệu trong những tháng mùa hè nóng bức. Theo bác sỹ Stephanie Seitz thuộc Southwest College of Naturopathic Medicine "Khi uống nhiều nước, cơ thể chúng ta sẽ đào thải được ra ngoài rất nhiều vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu.”
Các biện pháp tránh thai
Nếu bạn thay đổi biện pháp tránh thai đang sử dụng, sự dao động về nồng độ hormon có thể làm biến đổi hệ vi khuẩn tại âm đạo và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu. Các liệu pháp tránh thai như sử dụng màng ngăn âm đạo hoặc chất diệt tinh trùng cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các sản phẩm dành cho phụ nữ
Những miếng băng vệ sinh hay tampon “bẩn” là một môi trường vô cùng thuận lợi cho sự tăng sinh của vi khuẩn. Do vậy, trong chu kỳ kinh nguyệt, việc thay băng vệ sinh thường xuyên để phòng nhiễm khuẩn là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại quần lót phù hợp cũng cần được lưu ý: Nên sử dụng quần lót có đáy bằng cotton thoáng khí và tránh loại quần lót mỏng G-string có thể làm lây nhiễm vi khuẩn. Quần lót cotton có thể giúp thoát hơi ẩm và giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Sỏi thận
Các viên sỏi tạo thành từ các khoáng chất tích lũy trong nước tiểu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu do chúng có thể làm tắc bên trong đường tiết niệu và khiến nước tiểu chảy ngược lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao bạn luôn thức dậy để đi tiểu mỗi đêm?
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.
Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.