Vai trò chính của thận là lọc các chất thải từ máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Nếu thận mất hoặc suy giảm khả năng, các chất thải có thể tích tụ lại trong cơ thể và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sự suy giảm hoặc mất chức năng thận này, thường gặp ở giai đoạn cuối của các bệnh thận mãn tính hoặc suy thận, đây cũng là lý do phổ biến nhất để thực hiện các ca ghép thận. Ghép thận được chỉ định cho những người bị bệnh suy thận mạn giai đoạn IIIb – IV có nguyện vọng được ghép thận. Những bệnh nhân này phải có tình trạng toàn thân tương đối tốt, huyết áp được kiểm soát ổn định, tình trạng mạch máu vùng chậu bình thường để có thể tiến hành phẫu thuật ghép thận và tuổi tốt nhất dưới 60.
Có thể tái tạo một phần chức năng của thận bằng cách sử dụng quy trình lọc máu được gọi là chạy thận. Tuy nhiên, việc chạy có thể không thuận tiện và mất thời gian, do đó ghép thận là phương pháp điều trị được lựa chọn để phục hồi chức năng thận bất cứ khi nào có thể cấy ghép.
Hầu hết những người cần ghép thận bất kể ở độ tuổi nào đều phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Lý do khiến cho phẫu thuật ghép thận giảm hiệu quả và tăng rủi ro bao gồm: người nhận thận đang bị nhiễm trùng cấp tính , bệnh tim nặng, ung thư đã di căn hoặc AIDS… Các trường hợp có bệnh tiểu đường cần cân nhắc kỹ.
Vì vậy con số được đưa ra là cứ 3 người cần ghép thận thì có 1 người đáp ứng được các yêu cầu trước trong và sau phẫu thuật
Hiến thận
Không giống như nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bạn có thể hiến tặng thận trong khi bạn còn sống vì bạn vẫn có thể tồn tại với chỉ một quả thận có hoạt động bình thường.
Đối với người hiến thận, nếu được tư vấn kỹ, khám xét và làm các xét nghiệm đầy đủ, chính xác thì việc ghép thận để ghép cho người khác là đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng gì đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người hiến. Vì vậy người muốn hiến thận phải được tư vấn, hiến thận tại các bệnh viện có chuyên khoa thận và ghép thận và phải được xác định là người hoàn toàn khỏe mạnh (Bộ y tế quy định nên dưới 60 tuổi). Lý tưởng nhất là những người hiến tặng là một người họ hàng gần gũi vì họ có nhiều cấu trúc di truyền tương đồng hơn và có khả năng cao cùng nhóm máu với người nhận. Từ đó những nguy cơ của việc đào thải mảnh ghép sẽ giảm đáng kể.
Thận được hiến cũng có thể lấy từ những người chết não và tuân theo một quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, loại thận này so với thận được hiến từ người sống thì có khả năng tồn tại lâu dài và thích nghi với cơ thể người nhận ghép kém hơn.
Nguồn thận để ghép có thể từ người sống cho thận hoặc từ người đã bị chết não. Người chết não có lấy được thận để ghép hay không do những hội đồng chuyên môn của bệnh viện sẽ quyết định.
Từ năm 2007 ở nước ta đã có luật cho ghép thận lấy tạng từ người chết não để ghép cho người bệnh. Nguồn thận ghép từ hiến thận khỏe mạnh có thể cùng huyết thống (bố, mẹ đẻ, anh chi em ruột, quan hệ huyết thống xa hơn: anh em nội tộc) hoặc không huyết thống (hoàn toàn không có quan hệ họ hàng). Hiện nay ở nước ta hầu hết bệnh nhân được ghép thận từ người cho cùng huyết thống. Trên thực tế, những trường hợp không cùng huyết thống phải chứng minh được sự “tự nguyện hiến thận vì mục đích nhân đạo” chữa bệnh chứ không được mua bán (luật pháp cấm mua bán tạng). Thời gian chờ đợi sẽ rất lâu bởi vì nhu cầu nhận thận được hiến tặng cao hơn nhiều so với số lượng thận được hiến.
Từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015, khoảng 3.000 ca ghép thận được thực hiện ở Anh, nhưng vẫn còn hơn 5.000 người trong danh sách chờ đợi được nhận thận trong khoảng thời gian này.
Quá trình ghép thận
Nếu bạn nhận thận từ người hiến thận sống, đây sẽ là một hoạt động được lên kế hoạch cẩn thận. Khi đã đủ điều kiện ban đầu để tuyển chọn nhận thận và hiến thận, cả người nhận và hiến thận sẽ được làm các xét nghiệm nhằm xác định sự phù hợp giữa người nhận và hiến (nhóm máu, HLA, đo chéo huyết thanh, tiền mẫn cảm của người nhận), tình trạng sức khỏe chung của cả 2 người (các xét nghiệm sinh hóa, huyết học, đông máu, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng …), tình trạng giải phẫu chức năng mạch máu thận của người hiến và mạch máu vùng chậu của người nhận. Nếu tất cả các xét nghiệm đảm bảo yêu cầu nhận và hiến thận, được hội đồng chuyên môn của bệnh viện thông qua, thì phẫu thuật lấy thận để ghép và phẫu thuật ghép thận sẽ được tiến hành đồng thời.
Bạn sẽ được phẫu thuật để ghép thận mới và kết nối nó với mạch máu và bàng quang của bạn. Ghép thận không phải là cắt bỏ thận bệnh rồi ghép một quả thận mới vào đúng vị trí cũ. Thực chất ghép thận là việc lấy một quả thận của người khỏe mạnh hoặc một quả thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép vào bụng (thực chất là ngoài ổ bụng vì thận ghép ở ngoài màng bụng). Vị trí thuận lợi nhất để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (cũng có thể là bên trái). Động mạch và tĩnh mạch thận ghép sẽ được nối với động mạch và tĩnh mạch chậu cùng bên, niệu quản thận ghép sẽ được khâu nối vào bàng quang. Người ta chỉ cắt bỏ 1 hoặc 2 thận bệnh lý trong một số trường hợp đặc biệt (thận đa nang quá to, thận bệnh bị viêm mãn tính nặng, hẹp động mạch thận nặng).
Ghép thận là một phẫu thuật rất lớn với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Vì người nhận thận - nhận một quả thận của người khác được coi là “ngoại lai”, nên dù là thận từ người hiến cùng huyết thống thân thuộc (bố mẹ, anh em ruột) nhưng cơ thể người nhận luôn luôn có xu hướng “đào thải” ra khỏi cơ thể, nói cách khác là làm cho thận mới được ghép mất chức năng. Vì vậy, để thận mới ghép hoạt động tốt thì ngay trước và trong cuộc phẫu thuật người nhận đã phải được tiêm và uống một số thuốc gọi là “thuốc chống thải ghép”. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà loại thuốc chống thải ghép, số loại thuốc phải dùng đồng thời, liều lượng mỗi loại thuốc, thời gian dùng mỗi loại thuốc …có thể khác nhau do bác sĩ trực tiếp điều trị chỉ định. Thông thường sau ghép thận hàng ngày bệnh nhân phải dùng 2 – 3 loại thuốc chống thải ghép và phải dùng suốt đời. Người ghép thận cần được kiểm tra sức khoẻ thường xuyên trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.
Xây dựng một lối sống lành mạnh sau khi cấy ghép thận sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng. Vì vậy, bạn nên:
Sau ghép thận bệnh nhân vẫn tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các biến chứng như: thải ghép cấp (đào thải mảnh ghép, nhất là trong năm đầu): do các thuốc chống thải ghép làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn (viêm phế quản- phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm lao), virus (virus thông thường, thủy đậu, zona, CMV, EBV), nấm… Mặt khác các thuốc còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác như: mặt tròn bệu, mọc nhiều lông hơn, phì đại lợi (nhất là ở giai đoạn đầu), tăng huyết áp, đái tháo đường…
Chính vì thế bệnh nhân sau ghép thận cần tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sỹ chuyên khoa để kiểm tra nồng độ thuốc ức chế miễn dịch sau ghép cho phù hợp.
Thận được ghép tồn tại bao lâu?
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến khoảng thời gian này. Bao gồm thận được hiến từ người sống hay đã chết, sự tương đồng về di truyền và nhóm máu của người hiến và người nhận thận, tuổi tác và sức khoẻ của người nhận thận...
Nhìn chung, thời gian tồn tại trung bình của thận được ghép là:
Một người có thể được ghép thận được nhiều lần, nếu thận ghép bị hỏng.. Bạn có thể phải chạy thận trong thời gian chờ đợi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm thận lupus
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.