Bệnh tuyến giáp và nguy cơ đái tháo đường typ 2
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã thực hiện một nghiên cứu sâu hơn để đánh giá tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường typ 2 do liên quan đến cơ sở kích thích lượng hormone tuyến giáp (TSH) cũng như những thay đổi trong TSH, thyroxine T4 tự do và triiodothyronine T3 tự do.
Chúng ta biết rằng suy giáp thực sự (TSH trên 10), cũng như suy giáp cận lâm sàng, có liên quan với tăng đường huyết (đường trong máu cao) cũng như tăng sức đề kháng insulin.
Các nhà nghiên cứu đánh giá hơn 6.200 người có chức năng tuyến giáp bình thường, trong khoảng thời gian sáu năm. Trong nhóm đó, 229 người phát triển bệnh tiểu đường typ 2. Bệnh tiểu đường typ 2 được chẩn đoán khi đường huyết lúc đói trên 111 mg/dL và / hoặc mức HbA1C trên 6,5 phần trăm.
Các nhà nghiên cứu điều chỉnh cho HbA1C cũng như đường huyết lúc đói, và xác định những phát hiện quan trọng sau đây:
Những bệnh nhân có lượng TSH tăng cao, ngay cả trong phạm vi khuyến cáo, có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường typ 2 cao hơn so với những người không có mức TSH cao.
Những người tham gia được chia thành hai nhóm, phân chia theo số lượng các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa họ mắc phải lúc bắt đầu nghiên cứu.
Các yếu tố nguy cơ chuyển hóa bao gồm:
Nhóm 1 (nhóm nguy cơ thấp) là nhóm có ít hơn hai yếu tố nguy cơ chuyển hóa, và nhóm 2 (nhóm nguy cơ cao) là nhóm có hai hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ chuyển hóa.
Những người tham gia được chia là "cải thiện", "ổn định", hoặc "trầm trọng hơn", dựa trên những thay đổi trong các yếu tố nguy cơ của họ.
Những người không có sự thay đổi trong các yếu tố nguy cơ đã được phân loại là ổn định.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những gì?
Trong số những phụ nữ tham gia nghiên cứu đã phát triển bệnh tiểu đường typ 2, họ đã có mức TSH cao đáng kể ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, mặc dù vẫn còn trong phạm vi khuyến cáo
Theo các nhà nghiên cứu, cả nam giới và phụ nữ có cùng một kết quả: TSH mà tăng theo thời gian, trong phạm vi khuyến cáo, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường typ 2, trong khi T3 cao và T4 tự do giảm nguy cơ bệnh tiểu đường typ 2.
Trong tất cả các nhóm, sự tăng nồng độ TSH, với sự sụt giảm T3 và T4 tự do, có liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường typ 2.
Các kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi ở số lượng hormone TSH và hormone tuyến giáp trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường typ 2 là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh này. Một mô hình tăng dần TSH, cùng với sự giảm T3 và T4 tự do, có liên quan với tăng nguy cơ bệnh tiểu đường typ 2. Nguy cơ này là rất rõ ràng trong dân số nói chung và không phụ thuộc vào giới tính và tình trạng tự miễn dịch của tuyến giáp.
Điều thú vị là, trong khi những thay đổi trong hormone tuyến giáp là yếu tố dự báo không tốt hơn so với kiểm tra lượng glucose và HbA1C, sự suy giảm trong T4 tự do và tăng TSH được coi là yếu tố dự báo tốt hơn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 hơn so với chỉ số BMI hoặc thay đổi các chỉ số BMI. Nhìn chung, nghiên cứu kết luận rằng những thay đổi rất nhỏ trong hormone tuyến giáp, mà trong quá khứ đã chưa được công nhận là một yếu tố nguy cơ, nay đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ bổ sung của bệnh tiểu đường typ 2, kể cả ở những người có lượng hormone tuyến giáp "bình thường" và không có bệnh tuyến giáp hay bệnh tự miễn liên quan đến tuyến giáp từ trước.
Glucose và Insulin hoạt động như thế nào
Điều quan trọng là phải hiểu glucose và insulin hoạt động như thế nào.
Glucose là một loại đường cung cấp năng lượng cho các tế bào của bạn. Glucose có trong thực phẩm và được sản xuất ra từ gan của bạn. Thông thường, khi nồng độ đường huyết giảm, gan của bạn sẽ sử dụng nguồn glusoce dự trữ (gọi là glycogen) và bẻ gẫy nó để giữ cho việc cung cấp một lượng glucose ổn định.
Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy của bạn. Tụy cùng với tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết của bạn. Insulin mang glucose ra khỏi máu của bạn và giúp glucose di chuyển vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Khi lượng đường trong máu giảm xuống có nghĩa là insulin tuyến tụy của bạn được tiết ra.
Nếu bạn bị tiểu đường typ 2, tức là glucose tích tụ trong máu của bạn, hoặc do tuyến tụy của bạn không thể giải phóng đủ insulin, hoặc các tế bào của bạn không đáp ứng với insulin, gọi là đề kháng insulin. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, nhưng đã có xét nghiệm lượng TSH cao ngay cả khi chúng nằm trong phạm vi khuyến cáo-thì bạn sẽ cần phải được đánh giá định kỳ về nguy cơ bệnh tiểu đường typ 2.
Yếu tố nguy cơ và triệu chứng của tiểu đường typ 2
Ngoài việc tăng nồng độ TSH, các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường typ 2 bao gồm:
Bạn cũng nên có kiến thức về các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường typ 2, trong đó có thể bao gồm:
Chẩn đoán và điều trị tiểu đường typ 2
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm định kỳ chẩn đoán bệnh tiểu đường typ 2. Các bài kiểm tra bao gồm:
Việc điều trị bệnh tiểu đường loại 2 tập trung vào việc giảm lượng đường trong máu, thường là thông qua một sự kết hợp của các loại thuốc giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, cũng như thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, và thay đổi lối sống có thể giúp hạ thấp lượng glucose tổng thể trong máu . Nếu bạn đã được chẩn đoán bị tiểu đường typ 2, bạn cần nói chuyện với bác sĩ của bạn để được kiểm soát đường huyết và mang lại sức khỏe tốt nhất có thể cho bạn.
Thông tin thêm trong bài viết: 8 điều bạn nên làm nếu bị chẩn đoán tiền tiểu đường
Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu, có nghĩa là cơ thể bạn không thể sản xuất ra nó. Tuy nhiên, vitamin C có nhiều vai trò và có liên quan đến những lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Thời tiết nắng nóng gay gắt có thể dẫn đến biến động huyết áp và làm cho tim đập nhanh hơn, nhất là ở những người đang mắc sẵn bệnh tăng huyết áp.
Mùa hè nóng nực, nhiều người có thói quen ăn đồ tái sống như: gỏi, nem chạo, thịt tái sống…. cần cảnh giác với căn bệnh viêm màng não do ký sinh trùng
U xơ tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là sự tăng kích thước của tuyến tiền liệt, một trong những bệnh thường gặp ở nam giới trung niên và cao niên.
Viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất Chẩn đoán viêm ruột thừa thuộc về các bác sĩ lâm sàng. Tuy nhiên, với những trường hợp không điển hình thì chẩn đoán hình ảnh đóng một vai trò quan trọng nhất định.
Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi rõ trên bề mặt da.
Áp xe răng gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, vậy áp xe răng là gì và nguyên nhân gây áp xe từ đâu, triệu chứng và cách điều trị chúng là gì? Cùng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu nhé.
Quan hệ ngày “đèn đỏ” có được không, quan hệ lúc hành kinh hay đến tháng quan hệ có dính bầu không… là những thắc mắc khá phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây bạn nhé!