Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hormon hCG tiết lộ điều gì?

Hormon hCG hay nội tiết tố hCG (tiếng Anh: Human Chorionic Gonadotropin) là một hormon cơ thể tiết ra trong thai kỳ. hCG có một vai trò đặc biệt, và lượng hCG tìm thấy trong nước tiểu hoặc máu của mẹ bầu có thể tiết lộ rất nhiều điều, có hoặc không gắn với thời kỳ mang thai. Hãy thử xem đó là những gì bạn nhé.

Vai trò của hormon hCG

Human chorionic gonadotrophin (hCG) là một loại hormon do nhau thai sản xuất ra. Việc định lượng hCG xuất hiện trong nước tiểu của phụ nữ thường được sử dụng để chẩn đoán mang thai. Đồng thời, xét nghiệm máu để đo nồng độ hCG cũng có thể được sử dụng để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Hormon hCG trong nước tiểu giúp xác nhận mang thai

Sau khi thụ thai (quá trình trứng và tinh trùng kết hợp với nhau), bào thai được hình thành, nhau thai sẽ bắt đầu giải phóng ra hormon hCG. Thường sẽ mất khoảng 2 tuần thì nồng độ hCG đủ cao để có thể phát hiện được trong nước tiểu khi sử dụng que thử thai. Nếu kết quả là dương tính thì khả năng rất cao rằng bạn đã mang thai, nhưng nếu kết quả thử thai là âm tính thì chưa chắc bạn đã không mang thai.

Trong trường hợp bạn dùng que thử thai trong vài ngày đầu tiên lỡ chu kỳ, nếu kết quả là âm tính thì hãy đợi khoảng một tuần sau để thử thai lại một lần nữa hoặc đến khám bác sỹ để có kết quả chính xác nhất về tình trạng thụ thai của bạn.

Nồng độ hCG trong máu nói lên điều gì?

Một lượng nhỏ hCG có thể được phát hiện trong máu trong vòng 7 ngày sau khi bạn bắt đầu mang thai. Nồng độ hCG sẽ đạt đỉnh vào giai đoạn cuối của ba tháng đầu thai kỳ, sau đó dần dần hạ thấp xuống trong suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ.

Nồng độ hCG trung bình trong máu của một phụ nữ:

  • Không có thai: <5 mIU/ml
  • Đã có thai: (lưu ý: tuổi thai bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối)
    • Có thai khoảng 3 tuần :                       5-50 mIU/ml
    • Có thai khoảng 4 tuần:                     50-500 mIU/ml
    • Có thai khoảng 5 tuần:              100-10.000 mIU/ml
    • Có thai khoảng 6 tuần:           1.080-30.000 mIU/ml
    • Có thai khoảng 8-10 tuần:    3.500-115.000 mIU/ml
    • Có thai khoảng 14 tuần:     12.000-270.000 mIU/ml
    • Có thai khoảng 15-18 tuần:            200.000 mIU/ml

Nồng độ hCG trong máu có thể chỉ ra một số vấn đề khác

Lượng hCG trong máu còn có thể giúp cung cấp một số thông tin về tình trạng thai nghén của mẹ và sức khỏe của thai nhi.

  • Bạn có mang đa thai (thai đôi, thai ba hay nhiều hơn) hay không? lượng hCG thường cao hơn rất nhiều khi có nhiều hơn một bào thai cùng phát triển.
  • Bạn bị sảy thai hoặc có nguy cơ sảy thai hay không.
  • Trường hợp chửa ngoài tử cung ( khi trứng đã thụ tinh làm tổ trong ống dẫn trứng).
  • Thai nhi khi đang phát triển có gặp phải vấn đề gì hay không.
  • Sự tồn tại của những mô bất thường phát triển bên trong buồng trứng hay tử cung, bao gồm một số bệnh ung thư ở những phụ nữ không mang thai.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng nồng độ hCG trong máu không giúp đưa ra chẩn đoán chắc chắn về một điều gì. Đay chỉ là cơ sở để tiếp tục tiến hành các xét nghiệm về sau giúp các bác sỹ chẩn đoán chính xác hơn mà thôi. 

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ cần biết

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm