Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thức ăn nên tránh khi mang thai

Các mẹ bầu thường được khuyên tránh ăn một số loại thực phẩm do có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ cũng như em bé. Hãy xem, loại thực phẩm nào mẹ bầu cần tránh ăn trong giai đoạn vô cùng quan trọng này.

Thức ăn nên tránh khi mang thai 

Chế độ ăn lành mạnh rõ ràng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ bầu và em bé trong bụng. Ngoài việc sử dụng những thực phẩm lành mạnh, mẹ bầu hãy luôn nhớ rằng loại thực phẩm tốt nhất là những thực phẩm tươi và được nấu chín hoàn toàn. 

Nhưng đồng thời, mẹ bầu cũng thử tìm hiểu vì sao có một số thực phẩm lại phải tránh ăn.

Thịt sống hoặc chưa được nấu chín

Khi chế biến các loại thịt, hãy nấu cho thịt chín thật kỹ, đảm bảo thịt không còn màu hồng hoặc không còn nước đỏ chảy ra từ thịt, nhất là các loại thịt gia cầm, thịt lợn, xúc xích, thịt băm.

Tránh hoàn toàn các món ăn có chứa thịt sống, như các loại nem chua, gỏi... do trong đó có thể chứa ký sinh trùng Toxoplasma. Đây là loại ký sinh trùng gây các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể hiện diện trong thịt sống, đất, phân mèo hoặc nguồn nước chưa được xử lý. Phụ nữ có thai nếu bị nhiễm khuẩn Toxoplasma còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Trong trường hợp bạn đang mang thai và nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh này, hãy trao đổi với bác sỹ để có những biện pháp điều trị hợp lý.

Ngoài ra, cần chú ý rửa sạch các bề mặt và các dụng cụ nấu nướng sau khi chế biến các loại thịt sống đồng thời rửa sạch tay và làm khô sau khi chạm vào các thực phẩm sống. Đây là quy tắc vệ sinh cần thiết để phòng lây nhiễm các vi khuẩn như salmonella, campylobacter và E.coli O157 có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Thịt nguội

Thịt nguội bao gồm các loại salami, thịt giăm bông parma, xúc xích cay chorizo và xúc xích pepperoni. Những thực phẩm này có thể chứa các loại vi khuẩn như listeria và ký sinh trùng toxoplasma gây bệnh rất nguy hiểm.

Patê

Tốt nhất, trong khi mang bầu, hãy tránh ăn tất cả các loại patê do chúng có thể chứa vi khuẩn listeria

Trứng sống hoặc trứng chỉ được nấu chín một phần

Hãy đảm bảo rằng trứng được nấu chín kỹ tới mức lòng trắng và lòng đỏ trở nên rắn lại. Việc nấu chín kỹ trứng sẽ phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn salmonella. Ngoài ra, cũng nên tránh ăn các đồ ăn có trứng sống hoặc chưa được nấu chín hoàn toàn như các loại mayonnaise tự làm tại nhà.

Một số loại pho mát

Không nên ăn các loại pho mát mềm đã được lên mốc như là brie, camembert và chevre (một loại pho mát từ sữa dê) và những loại pho mát tương tự khác. Ngoài ra, bạn cũng tránh một số loại pho mát mềm vân xanh như Danish blue hay gorgonzola, vì có nhiều nấm mốc trong thành phần và có thể chứa vi khuẩn listeria - một loại vi khuẩn có thể gây hại cho thai nhi. Mặc dù nhiễm khuẩn listeria là khá hiếm nhưng chúng ta cũng luôn phải thận trọng đặc biệt là những phụ nữ có thai bởi chỉ một căn bệnh tưởng như là nhẹ trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến sảy thai, thai lưu hoặc gây một căn bệnh nghiêm trọng nào đó cho đứa trẻ trong bụng.

Bạn có thể ăn những loại pho mát cứng như cheddar, parmesan và stilton. Pho mát cứng không chứa nhiều nước như pho mát mềm, do vậy sẽ hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn. Nhiều loại pho mát khác bà bầu có thể ăn được, nhưng phải đảm bảo chúng được sản xuất từ sữa đã tiệt trùng. Các loại này bao gồm pho mát cottage, mozzarella, pho mát kem, pho mát paneer, halloumi, pho mát sữa dê và các loại pho mát đã được chế biến khác.

Các loại salad chế biến sẵn

Các loại hoa quả, rau và salad chế biến sẵn có nguy cơ gây lây nhiễm listeria rất cao, do vậy nên hạn chế ăn khi mang bầu.

Các sản phẩm từ gan

Không nên ăn gan hoặc các sản phẩm chế biến từ gan như patê hoặc xúc xích gan do chúng chứa rất nhiều vitamin A. Quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho đứa trẻ.

Các thực phẩm chức năng chứa vitamin A

Tương tự như trên, các thực phẩm chức năng multivitamin liều cao và các loại dầu gan cá có chứa hàm lượng lớn vitamin A và không được phép sử dụng khi mang thai.

Một số loại cá

Cá là một trong những thực phẩm được khuyến cáo thêm vào chế độ ăn lành mạnh khi mang bầu.

Tuy nhiên, khi mang thai, có một số loại cá cần phải tránh ăn hoặc ăn hạn chế vì những loại cá này có chứa hàm lượng thủy ngân khá cao có thể làm tổn thương hệ thần kinh của trẻ:

  • Các loại cá không nên ăn: cá mập, cá kiếm
  • Hạn chế ăn cá ngừ, ở mức: ăn ít hơn 2 miếng cá ngừ mỗi tuần (khoảng 140 g cá nấu chín và 170 g cá sống); ăn  ít hơn 4 hộp cá ngừ đóng hộp/tuần (khoảng 140 g cá hộp)

Các loại cá chứa nhiều dầu cũng không nên ăn nhiều hơn hai phần cá mỗi tuần. Cá chứa nhiều dầu là các loại cá có chứa dầu cá trong mô của chúng, bao gồm cá ngừ tươi (không bao gồm cá ngừ đóng hộp), cá hồi, cá thu và cá mòi.

Sushi

Phụ nữ có thai nên tránh các loại hải sản ướp lạnh như sò sống, sashimi và sushi, các loại hải sản hun khói hoặc chế biến sẵn để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cách an toàn nhất để ăn sushi là hãy lựa chọn những loại được nấu chín hoàn toàn.

Các loại hải sản có vỏ chưa được nấu chín

Hãy ăn hải sản được nấu chín thay vì hải sản ăn sống (ví dụ như hầu tươi, sò ...) vì có thể chứa các loại vi khuẩn và virus có hại có thể gây ngộ độc thực phẩm và nguy cơ cao nhiễm khuẩn listeria.

Lạc

Nếu bạn yêu thích lạc và các sản phẩm từ lạc như bơ đậu phộng, bạn vẫn có thể ăn ở một mức độ vừa phải trong khi mang thai để tránh hiện tượng đầy bụng. Tuy nhiên, những bà bầu bị dị ứng với lạc hoặc những đối tượng bác sỹ khuyến cáo không nên ăn thì nên tránh hoàn toàn.

Sữa chưa tiệt trùng

Bạn chỉ nên uống các loại sữa đã được tiệt trùng hoặc đã được xử lý qua nhiệt. Nếu sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng, bạn có thể đun sôi trước khi uống. Phụ nữ có thai nên tránh uống sữa dê, sữa cừu chưa tiệt trùng hoặc ăn các loại thực phẩm được chế biến từ sữa chưa tiệt trùng như pho mát mềm từ sữa dê và các loại kem tươi.

Caffein

Tiêu thụ hàm lượng cao caffein khi mang thai có thể gây sinh con nhẹ cân, khiến cho đứa trẻ cũng có nguy cơ cao mắc thêm một số căn bệnh nguy hiểm về sau. Thậm chí, quá nhiều caffein còn có khả năng gây sẩy thai. Caffein có trong rất nhiều loại thực phẩm như cà phê, trà và sô cô la, và còn được bổ sung thêm vào một số loại nước uống có ga và nước tăng lực. Một số loại thuốc điều trị cảm lạnh và cúm cũng có chứa caffein. Do vậy, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc dược sỹ trước khi sử dụng những loại thuốc này.

Bạn không cần thiết phải cắt giảm toàn bộ lượng caffeine trong chế độ ăn nhưng không nên nạp nhiều hơn 200 mg/ngày. Thông tin về hàm lượng caffeine trong một số thực phẩm và đồ uống bạn có thể tham khả dưới đây:

  • 1 tách cà phê uống liền: 100 mg
  • 1 tách cà phê phin: 140 mg
  • 1 tách trà: 75 mg
  • 1 lon cola: 40 mg
  • 1 lon nước tăng lực: 80 mg
  • 1 thanh sô cô la đen 50 g: khoảng 50 mg
  • 1 thanh sô cô la sữa 50 g: khoảng 25 mg

Do vậy, nếu bạn tiêu thụ khoảng 1 thanh sô cô là và 1 tách cà phê phin, bạn đã nạp gần 200 mg caffein một ngày. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng nếu chỉ chỉ thỉnh thoảng nạp lượng caffein cao như thế vì nguy cơ là tương đối nhỏ.

Để giảm lượng caffein tiêu thụ, hãy lựa chọn các loại trà, cà phê loại caffein, nước quả và nước khoáng thay vì các loại trà, cà phê và cola.

Nước tăng lực

Nước tăng lực không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ do nó có chứa hàm lượng caffeine khá cao và các thành phần khác không tốt cho phụ nữ có thai.

Thực phẩm vẫn còn dính đất cát

Hãy rửa sạch tất cả các loại rau, hoa quả và salad để loại bỏ tất cả các vết đất cát, bụi bẩn trước khi chế biến hoặc ăn sống.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đang mang thai?

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Tổng hợp từ Pregnancybirthbaby
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm