Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào trẻ có thể tự cầm được bình sữa?

Khi trẻ đủ 6 tháng, có thể bạn sẽ muốn tập cho trẻ bú bình, nhưng bạn không chắc liệu đôi bàn tay bé nhỏ của trẻ có thể cầm và chịu được sức nặng của bình sữa hay không?

Khi nào trẻ có thể tự cầm được bình sữa?

6 tháng tuổi là thời điểm các mẹ bắt đầu phải nghĩ đến những thay đổi với chế độ ăn của trẻ. Các khuyến cáo dinh dưỡng đều nhắc nhở đây là thời điểm trẻ bắt đầu tập ăn dặm để đảm bảo nhu cầu phát triển tối ưu. Trẻ bắt đầu giảm bớt các cữ bú một cách từ từ và bắt đầu tập làm quen với một vài kiểu ăn khác, ví dụ như uống sữa bằng bình, thay vì bú mẹ.

Để cho trẻ bú bình một cách thoải mái nhất với các mẹ, thì trẻ cần phải cầm được bình sữa và tự bú. Dưới đây là những gì bạn cần biết về việc bé tự cầm bình để bú và một vài lưu ý nhỏ nếu bạn muốn trẻ tự làm được công việc này.

Khi nào trẻ có thể tự cầm bình sữa được?

Một em bé có thể tự cầm được bình sữa của mình bắt đầu từ tháng thứ 6 bởi đây là giai đoạn mà trẻ sẽ bắt đầu phát triển kỹ năng vận động tinh để di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia. Trên thực tế, việc trẻ có thể cầm được bình sữa ở tháng thứ 6 hay không cũng chính là một chỉ số để đánh giá sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Từ cuối tháng thứ 5, trẻ đã bắt đầu phát triển kỹ năng cầm, nắm các vật cơ bản, do vậy, trẻ hoàn toàn có thể cầm và giữ được bình sữa vào tháng thứ 6. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi em bé đều có khả năng này vào tháng thứ 6. Một số trẻ thậm chí còn không thể tự cầm được chai lọ cho đến tháng thứ 10. Nhưng điều này không có nghĩa là trẻ bị chậm phát triển. Miễn là trẻ vẫn đạt được các cột mốc phát triển khác theo tuổi, thì bạn không cần phải quá lo lắng về việc bé chưa cầm được chai lọ vào tháng thứ 6.

Và, bạn cũng không cần quá ngạc nhiên nếu bé bắt đầu cầm nắm các vật ngay từ tháng thứ 3. Bản thân bạn cũng có thể thực hiện một số cách để hỗ trợ bé phát triển kỹ năng cầm, nắm mọi vật.

Làm thế nào để giúp bé cầm được bình sữa?

Quá trình này cần được phát triển từ từ. Bạn cần dành một chút thời gian và quan trọng nhất là không được mất kiên nhẫn với bé vì đôi khi bạn phải “luyện tập” cho bé nhiều lần bé mới có thể học được kỹ năng tưởng chừng như đơn giản này.

  • Hãy để bé làm quen với bình sữa trong quá trình bú mẹ, bằng việc cho bé sờ, chạm vào bình sữa để cảm nhận về bề mặt của bình sữa, kích thước cũng như sức nặng của bình sữa khi chưa có sữa ở trong. Dần dần, hãy để trẻ cầm và giữ bình khi chưa có sữa ở trong.
  • Một khi trẻ bắt đầu thấy thích thú với việc giữ bình sữa, bạn có thể bắt đầu thêm nước vào bình sữa mỗi lần trẻ cầm, lúc đầu có thể là một phần tư bình, sau khi bé cầm quen, bạn có thể tăng lượng nước trong bình lên nửa bình và cuối cùng là đầy bình. Khi đổ nước vào trong bình, bạn cũng cần cân nhắc đến việc liệu bé đã đủ khả năng chịu được sức nặng của bình sữa khi có nước ở trong hay chưa.
  • Sau khi trẻ đã bắt đầu quen với việc cầm bình có nước, hãy dần dần, tập cho trẻ đưa bình lên gần miệng.
  • Nếu trẻ đưa núm vú của bình sữa vào mồm của trẻ (vì có mùi sữa) và bắt đầu mút thì bạn gần như đã thành công rồi. Còn nếu không, bạn có thể hướng dẫn trẻ cách đưa núm vú ở đầu bình sữa vào miệng như thế nào.
  • Ban đầu, bạn có thể hỗ trợ trẻ bằng việc đỡ ở phần đáy bình sữa. Dần dần, khi bạn cảm thấy rằng, trẻ đã có thể đủ khả năng cầm bình sữa được một mình, bạn có thể để trẻ tự thực hiện việc đó trong khi vẫn trông chừng trẻ.

6 cách giúp trẻ cầm và giữ được bình sữa

Trẻ có thể cho thấy rất thích thú khi được cầm bình, chai lọ từ rất sớm nếu bạn khuyến khích trẻ làm việc này. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ bạn có thể dạy trẻ cách cầm chai lọ đúng cách và giúp bé biết được việc cầm bình sữa khi đói.

Quan sát các kỹ năng vận động tinh của trẻ

Bạn không nên ép trẻ phải cầm bình sữa trong khi trẻ đang bú. Thay vào đó, hãy để trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh khác. Ví dụ, trẻ 3 tháng tuổi có thể bắt đầu học cách xòe và nắm chặt tay, và bạn có thể dạy trẻ kỹ năng này bằng cách để trẻ nắm chặt món đồ chơi yêu thích của trẻ, sau đó lại bỏ ra. Hãy quan sát những kỹ năng kiểu như vậy của trẻ trong giờ chơi và nếu bạn nhận thấy trẻ thích thú với việc cầm nắm các đồ vật, bạn có thể thử cho trẻ cầm bình sữa.

Dạy trẻ về tác dụng của bình sữa

Hãy giúp trẻ hiểu được mối liên quan giữa việc đói bụng và cầm bình sữa. Bạn có thể dạy điều này bằng cách đưa bình sữa cho trẻ mỗi khi trẻ đói. Trẻ nhỏ có thể học cách nhận biết khuôn mặt và các vật ở khoảng cách xa ngay từ khi được 3 tháng, cũng tức là trẻ cũng đã bắt đầu học được cách liên hệ các đồ vật và mục đích sử dụng của chúng.

Hãy để trẻ học cách tìm kiếm bình sữa như một nguồn cung cấp thực phẩm là một cách kích thích trẻ tự động cầm bình sữa khi đói.

Bế trẻ

Trẻ nhỏ có thể sẽ cảm thấy sức nóng của cơ thể bạn khi bạn cho trẻ bú. Hãy để trẻ trải nghiệm cảm giác tương tự khi trẻ bú bình. Việc này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng, cho dù bú bình, thì trẻ vẫn sẽ được gần gũi với bạn. Bế trẻ cũng sẽ khiến trẻ dễ dàng tiếp nhận việc bú bình hơn.

Duy trì sự yên tĩnh trong quá trình trẻ bú

Khi trẻ đang bú, dù là bú mẹ hay bú bình, bạn cũng không nên làm trẻ mất tập trung bằng các loại âm thanh khác. Nếu có quá nhiều âm thanh xung quanh trẻ trong quá trình bú bình, trẻ có thể sẽ không chịu bú và có thể sẽ nuốt vào nhiều không khí hơn là sữa.

Hỗ trợ trẻ

Cánh tay bé nhỏ của trẻ có thể sẽ bị đau hoặc mỏi nếu phải cầm bình sữa trong một khoảng thời gian dài. Vì vậy, bạn cũng cần hỗ trợ trẻ bằng việc đặt một chiếc gối hoặc vật gì đó mềm và an toàn phía dưới để đỡ bình sữa.

Bạn cũng có thể sử dụng dụng cụ giữ bình sữa ở đúng vị trí. Dụng cụ này không chỉ giúp trẻ được thư giãn cánh tay mà còn giúp giữ bình sữa ở đúng vị trí khi trẻ đang bú.

Vào một ngày đẹp trời nào đó, trẻ tự nhiên không cầm bình sữa nữa, cũng không sao cả

Vào một ngày nào đó, bỗng nhiên trẻ có thể sẽ không muốn cầm bình sữa nữa. Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể thay đổi ý thích. Trẻ có thể sẽ nắm chặt bàn tay nhỏ bé của mình và nhất định không chịu xòe ra để bạn đưa bình sữa vào. Hãy thử tuân theo ý muốn của trẻ, đừng ép trẻ phải cầm bình sữa để bú. Trẻ sẽ tìm đến bình sữa khi trẻ cảm thấy đói.

Điều quan trọng nhất, bạn đừng đặt ra mục tiêu sẽ dạy được trẻ cầm và giữ bình sữa trong những ngày đầu tiên. Đốt cháy giai đoạn sẽ có thể phản tác dụng và thậm chí có thể gây tổn thương về mặt thể chất cho trẻ. Hãy thận trọng để tránh không gây tổn thương trẻ.

Các chú ý khi để trẻ cầm bình sữa

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần chú ý để đảm bảo an toàn cho trẻ khi trẻ tự cầm bình sữa để bú.

Đặt trẻ đúng vị trí

Vị trí tốt nhất để trẻ bú bình là vị trí giống như khi trẻ bú mẹ: nằm ngửa ở trên tay của bạn, trong tư thế đầu hơi cao. Nếu bạn định để trẻ nằm xuống, hãy để trẻ nằm hơi cong người một chút, giống như tư thế khi trẻ đang bú mẹ.

Không bao giờ được để trẻ cầm bình sữa thẳng đứng ở phía trên miệng của trẻ. Việc này có thể sẽ khiến trẻ bị sặc khi ượng sửa chảy nhiều và trẻ nuốt không kịp. Một số trẻ có thể bị nhiễm trùng tai, nếu sữa trong bình chảy quá nhiều trong miệng và trào ngược lên mũi, vào tai của trẻ. Thay vào đó, hãy để trẻ tự cầm bình sữa và tự quyết định độ dốc khi cầm bình sữa để bú.

Không được lơ là việc trông chừng trẻ

Kể cả khi trẻ rất thích cầm bình sữa và hoàn toàn có thể tự cầm bình sữa một mình một cách độc lập và chắc chắn, bạn cũng vẫn cần trông chừng trẻ trong khi trẻ bú sữa. Hãy luôn ở cạnh trẻ và theo dõi trẻ trong khi trẻ bú. Nếu trẻ bị mất thăng bằng hoặc cầm trượt bình sữa, hãy giúp trẻ cầm lại bình sữa về đúng vị trí.

Lắng nghe âm thanh trẻ phát ra khi bú bình

Bạn hãy lắng nghe âm thanh mà trẻ phát ra khi bú bình. Nếu trẻ tạo ra quá nhiều âm thanh hoặc âm thanh lớn, thì điều đó có nghĩa là rất có thể trẻ đã nuốt vào rất nhiều không khí.

Hãy kiểm tra lại núm vú xem có bị tắc hay không và chỉnh lại vị trí của bình sữa trong tay của trẻ. Đảm bảo rằng trẻ đưa núm vú vào trong miệng đúng cách.

Giúp trẻ bỏ núm vú ra khỏi miệng

Trẻ có thể đã rất thành thục trong việc cầm bình sữa nhưng có thể sẽ vẫn cần bạn hỗ trợ trong việc bỏ núm vú ra khỏi miệng, đặc biệt là nếu trẻ học được cách cầm bình sữa từ rất sớm. Để núm vú quá lâu trong miệng có thể khiến trẻ bị sâu răng.

Do vậy, hãy nhẹ nhàng rút núm vú ra khỏi miệng của trẻ sau khi trẻ đã bú no. Nếu trẻ chống cự lại việc này hoặc quấy khóc sau đó, có thể là do trẻ chưa no và cần được bú sữa tiếp.

Không bao giờ để trẻ ngủ khi ngậm bình sữa

Bình sữa không phải là một món đồ chơi và không bao giờ được để gần trẻ nếu không có sự trông chừng của bạn. Trẻ có thể sẽ bú quá nhiều và có thể sẽ bị hóc/nghẹn. Do vậy, bạn nên theo dõi thói quen bú sữa của trẻ bằng cách ở gần trẻ mỗi khi trẻ bú.

Cầm bình sữa không phải là một kỹ năng khó đối với trẻ. Trẻ có thể sẽ không mất quá nhiều thời gian để học được kỹ năng này, đặc biệt là nếu trẻ thích món sữa ở trong bình. Hãy kiên nhẫn và giúp trẻ cùng học hỏi kỹ năng này. Và cũng không có gì đáng lo ngại nếu trẻ học kỹ năng này hơi muộn hơn so với những trẻ khác cả.

Thông tin thêm trong bài viết: Mẹo giúp bé chuyển sang bú bình một cách dễ dàng

Ths.Bs.Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm