Nếu bạn từng nghĩ rằng sau khi sinh con, mọi thứ sẽ quay trở lại hoàn toàn bình thường như trước khi mang bầu thì hãy xem lại đi nhé. Hiện tượng “đãng trí ở mẹ bầu” là một vấn đề khá rắc rối và có thể ảnh hưởng đến não bộ của bạn ngay cả sau khi sinh con. Một ví dụ như theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Plos One, khoảng một nửa các bà mẹ sau sinh vẫn sẽ luôn cảm thấy cực kỳ buồn ngủ khoảng 18 tuần sau khi sinh con.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng “đãng trí ở bà bầu”
Nhiều chuyên gia cho rằng tình trạng trì trệ hay gặp ở mọi phụ nữ sau khi sinh là do sự biến động của nồng độ hormon không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Shannon Seip – đồng tác giả của cuốn sách “Momnesia” (Chứng hay quên ở phụ nữ) và là mẹ của hai bé lại cho rằng tình trạng thiếu ngủ chính là yếu tố quyết định hàng đầu. Cô nói: “Khi tôi mang thai bé thứ hai, tôi không gặp vấn đề gì về mặt hormon như khi sinh đứa con đầu. Tuy nhiên, tôi vẫn thường bị mất ngủ và gặp tình trạng mất trí nhớ thường xuyên.” Để chứng minh cho điều đó, cô dẫn ra việc cô từng đi làm với đôi bàn chân trần vì quên mang giày khi bước ra khỏi nhà.
Sự quá tải khi phải chăm sóc những đứa con mới chào đời cũng dẫn đến tình trạng này. Bạn sẽ phải thu thập và tiếp nhận nhiều thông tin mới, lo lắng về việc giữ cho con luôn khỏe mạnh và ăn uống đầy đủ, điều này sẽ khiến não bạn tiêu hao khá nhiều năng lượng.
Tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu
Mặc dù các nghiên cứu cho thấy tình trạng mất trí nhớ tạm thời này có thể kéo dài cho tới tận 1 năm sau khi bạn sinh em bé, một số bà mẹ đã tự cải thiện tình trạng này bằng cách cố thích nghi với nó, hoặc cố gắng ngủ nhiều hơn.
Bạn có thể làm gì
Hãy cố gắng tự tạo sự thoải mái cho bản thân từ những điều nhỏ nhặt. Đồng thời, hãy học cách ghi nhớ các công việc hàng ngày bằng cách ghi nó lại trong điện thoại, bằng giấy nhớ và gắn nó ở vị trí dễ nhận thấy hàng ngày. Seip nói rằng một số bà mẹ thậm chí còn dán giấy nhớ lên chính những đứa con của mình.
Thời tiết chuyển mùa với nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn khiến nhiều người bị bệnh cúm tấn công. 2 thực phẩm dễ kiếm trong nhà bếp sau đây có thể giúp bạn tăng cường miễn dịch, phòng bệnh chủ động lúc giao mùa.
Da khô, dễ kích ứng và bong tróc là tình trạng thường gặp trong thời tiết mùa Đông. Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho da có thể giúp bạn nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
Để bảo vệ hệ miễn dịch trong mùa cúm cuối năm, bạn nên chủ động dành ra 10 phút mỗi ngày thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe.
Probiotic là vi sinh vật sống, một số loài có trong cơ thể, một số được bổ sung từ thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men như sữa chua. Probiotic được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, thậm chí là chống lại các tế bào gây bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các thông tin xoay quanh probiotic.
Trẻ bị viêm mũi họng là tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở mũi, hầu hoặc cổ họng của trẻ. Bệnh thường gặp trong những tháng trời lạnh do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Chăm sóc trẻ thế nào để viêm mũi họng không tái đi tái lại?
Thấy con bị tay chân miệng với lòng bàn tay, bàn chân nổi đầy mụn nước, quấy khóc và khó chịu, không ít cha mẹ nghe theo các biện pháp truyền miệng để mong con nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu làm theo những quan niệm sai lầm, vô tình không những không có tác dụng mà còn khiến bệnh trở nặng.
Để phát triển cơ bắp, bạn cần kết hợp tập luyện sức mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn tập luyện chăm chỉ, nhưng mắc phải những sai lầm về dinh dưỡng sau đây, bạn vẫn có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các triệu chứng của bệnh ung thư tụy.