Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tình cảm giúp bảo vệ trái tim

Chúng ta thường cho rằng trái tim có liên quan mật thiết đến tình yêu

Thực sự sức khỏe tim mạch có ảnh hưởng sâu sắc đến thể trạng và sự kết nối với người khác. Tim được bao phủ bởi một mạng lưới thần kinh phức tạp của hệ thần kinh tự chủ và dường như có trí tuệ của riêng nó. Trái tim cũng lan truyền trường điện từ có thể tích cực ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, dù bạn có nhận thấy hay không.

Trái tim thiết yếu đối với sự tồn tại của chúng ta cũng như sự kết nối với người khác. Loài người là một giống loài có tính xã hội cao. Nếu không, chúng ta đã không thể sống sót và chống chọi với những động vật ăn thịt lớn mạnh hơn. Chúng ta cần nhau để đảm bảo an toàn và hỗ trợ; cơ thể chúng ta được tạo ra để khao khát tình yêu và sự kết nối.

Nghiên cứu về sự quan trọng của tình yêu, ảnh hưởng lẫn nhau và sự mật thiết cho ra kết quả đáng kinh ngạc. Sự ảnh hưởng của các mối quan hệ xung quanh bạn đối với sức khỏe còn lớn hơn việc bạn hút thuốc hay không.

Một nghiên cứu khác ở người tìm hiểu về ảnh hưởng giảm stress của mạng lưới những mối quan hệ thân thiết – cả bạn bè và gia đình. Những đối tượng nghiên cứu có mức độ stress cao nhất có nguy cơ tử trong vòng 7 năm, nhưng nguy cơ này được xóa bỏ nếu họ có mạng lưới những mối quan hệ thân mật để phụ thuộc vào trong cuộc sống. Có mối quan hệ thân thiết với bạn bè và gia đình bảo vệ chúng ta khỏi những tổn hại mà stress gây ra với cơ thể. Cảm thấy kết nối với nười khác cả về cảm xúc lẫn thể chất có thể điều hòa đáp ứng stress và tổn hại mà stress, hormon stress có thể gây ra với tim và cơ thể.

Thiếu kết nối xã hội tăng nguy cơ: bệnh tim, đau tim tái phát, xơ vữa động mạch, tăng hành động tự phát (stress mất kiểm soát), cao huyết áp, ung thư và ung thư chậm phục hồi, vết thương lâu hồi phục, tăng chỉ số sinh học của viêm, suy giảm chức năng miễn dịch, trầm cảm.

Vì vậy hãy gặp người yêu, người thân, bạn bè nhiều hơn để có sức khỏe và một trái tim khỏe mạnh. Bên cạnh đó, dưới đây là những cách bạn có thể làm để bảo vệ trái tim:

 

Để sàng lọc bệnh tim cũng như nguy cơ của nó, bạn hãy:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể, nếu có thể bạn hãy đo thành phần cơ thể (một test 5 phút đơn giản sử dụng trở kháng điện sinh học).
  • Kiểm tra huyết áp. Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất với bệnh tim, nếu có thể hãy tự kiểm tra huyết áp nhiều lần trong ngày để xem huyết áp trung bình của bạn là bao nhiêu.
  • Kiểm tra nhanh glucose, hemoglobin A1C (đo glucose trung bình thời gian dài), hoặc tốt hơn có thể đo nhanh insulin để tìm dấu hiệu tiền tiểu đường.
  • Kiểm tra bảng phân đoạn cholesterol, điều này cũng giúp sàng lọc gen chỉ thị với nguy cơ lipid và khảo sát kích cỡ cụ thể giúp tìm nguy cơ.
  • Kiểm tra hsCRP (Chất phản ứng protein C) có thể đo mức độ viêm, đặc biệt khi lo lắng về hệ tim mạch. Xét nghiệm màu này liên quan đến nguy cơ đau tim NHẤT.
  • Kiểm tra nồng độ homocysteine.  Homocysteine tăng cao làm t ăng nguy cơ bệnh tim và phản ánh vấn đề chuyển hóa axit folic.

Đây là những test đơn giản giúp phòng bệnh tim mạch. Đối với những người đã có nguy cơ bệnh tim, nên cân nhắc làm điện tim đồ hoặc siêu âm tim, thậm chí có thể thực hiện hai xét nghiệm này khi đang hoạt động thể lực. Test này nên thực hiện với những người đang bị stress đáng kể hoặc những người có nguy cơ cao bệnh tim sắp xảy ra. Một test sàng lọc khác nên được cân nhắc là chỉ số canxi mạch vành. Nó phản ánh mức độ xơ vữa động mạch, có thể là động lực lớn để thay đổi lối sống.

Nên nhớ rằng hãy yêu thương nhiều hơn, tập luyện nhiều hơn, ngừng hút thuốc và tận hưởng cuộc sống bằng những điều tốt cho trái tim và ít dẫn đến bệnh tật.

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Rodalewellness
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm