Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh suy tim: những điều cần biết

Nhồi máu cơ tim, ngừng tim, bệnh tim mạch, thật khó để phân biệt những khái niệm này nếu bạn không có chuyên môn về y khoa. Còn suy tim thì sao, bạn biết gì về bệnh suy tim?

Suy tim là căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 5,7 triệu người Mỹ. Suy tim là tình trạng xảy ra khi các cơ của tim trở nên rất yếu, hoặc thậm chí là chết. Và khi chức năng của tim bị yếu đi, máu sẽ không bơm được đi tới các cơ quan trong cơ thể một cách dễ dàng. Hậu quả là, gây ra một loạt các triệu chứng, từ khó thở, sưng mắt cá chân, cho tới mệt mỏi.

Dưới đây là những gì bạn cần biết về bệnh suy tim, bao gồm triệu chứng, các yếu tố nguy cơ chính, và những thay đổi về lối sống bạn có thể thực hiện ngay hôm nay để làm giảm nguy cơ mắc bệnh suy tim của bạn.

Có nhiều loại suy tim

Suy tim có thể ảnh hưởng đến tâm thất trái, tâm thất phải hoặc cả hai. Dạng suy tim phổ biến nhất là suy tim tâm thu, khi chức năng cơ tim bị suy giảm, dẫn đến hậu quả là máu không thể lưu thông đi khắp cơ thể được. Một dạng suy tim khác được gọi là suy tim tâm trương, xảy ra khi tim bị giảm khả năng giãn ra và không thể bơm đầy máu vào tim do cơ tim bị cứng. Suy tim thâm thu thường gặp ở những người cao tuổi bị tăng huyết áp và tiểu đường, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

Suy tim cũng thường được gọi với một tên gọi là suy tim xung huyết – tình trạng dịch tích tụ lại ở các phần khác của cơ thể (ví dụ như tại phổi và tại gan) và là hậu quả của việc máu không được lưu thông đúng cách. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp suy tim đều xung huyết.

Một số tình trạng bệnh có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh suy tim

Suy tim thường sẽ xảy ra sau một số tình trạng bệnh, đặc biệt là ở những người đã bị tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim thì sẽ rất dễ mắc bệnh suy tim sau đó. Nguyên nhân là vì khi mắc phải những tình trạng này, dần dần, theo thời gian chúng sẽ khiến cơ tim bị yếu đi. Nhưng, tin tốt là, rất nhiều tình trạng này có liên quan đến lối sống, do vậy, thay đổi lối sống có thể kiểm soát được các yếu tố nguy cơ và có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị suy tim của bạn.

Tìm ra triệu chứng suy tim không phải vấn đề đơn giản

Xác định được liệu các triệu chứng bạn đang trải qua có thực sự liên quan đến các vấn đề tim mạch hay không là một vấn đề rất khó. Tuy vậy, khi tim không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, thì các triệu chứng điển hình bao gồm khó thở, sưng phù các chi (bàn chân, mắt cá và cẳng chân), ho mãn tính, mệt mỏi, giảm cảm giác ngon miệng hoặc tim đập nhanh.

Nguyên nhân của những triệu chứng này thường nằm ngoài trái tim. Hãy lấy ví dụ về triệu chứng khó thở: vì trái tim bạn yếu nên tim sẽ không thể cung cấp đủ lượng máu một cách liên tục, dịch sẽ bắt đầu ngấm vào phổi, khiến bạn khó có thể hít thở một cách bình thường và dễ dàng được. Với một số người, triệu chứng có thể là ít đói hơn bình thường, nguyên nhân là do khi có ít máu chảy tới hệ tiêu hóa hơn, khẩu vị của bạn sẽ giảm đi và khiến bạn ít thèm ăn hơn.

Chẩn đoán dựa trên rất nhiều triệu chứng

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bản thân những triệu chứng không phải là nguyên nhân khiến nhiều người lo lắng. Nhưng nếu bạn thường xuyên xuất hiện phối hợp nhiều triệu chứng một lúc, thì tốt nhất, bạn nên đến khám bác sỹ để xem xem, liệu hệ tim mạch của bạn có gặp phải vấn đề gì hay không.

Suy tim thường sẽ được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng. Nếu bạn bị khó thở ngày càng nặng, không thể đi bộ được trên bố hoặc không thể nằm ngửa mà không bị khó thở, thì bạn sẽ cần tiến hành làm điện tâm đồ để kiểm tra các tổn thương tim hoặc sẽ cần tiến hành siêu âm tim để kiểm tra chức năng cơ tim. Nếu bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trên đây, hãy lên lịch hẹn với bác sỹ để chắc chắn rằng, không có vấn đề gì quá nghiêm trọng xảy ra với bạn.

Cai thuốc lá sẽ giúp ích rất nhiều

Rất nhiều loại bệnh tim mạch (ví dụ như suy tim, nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành) là những bệnh có thể dự phòng được. Các yếu tố liên quan đến lối sống đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải các rối loạn về tim mạch của một người.

Và thói quen đứng đầu danh sách mà bạn cần phải từ bỏ đó chính là hút thuốc. Mỗi lần hít phải khói thuốc lá, bạn đã vô tình làm rách lớp niêm mạc động mạch của mình, gọi là lớp nội mạc. Khi lớp nội mạc bị rách, nguy cơ mắc bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim, cũng nguy nguy cơ bị suy tim sau đó, sẽ tăng lên. Cai thuốc lá là biện pháp dự phòng bệnh tim mạch hữu hiệu nhất mà bạn có thể thực hiện.

Luyện tập thể thao có thể giúp ích

Ngoài việc bỏ thuốc lá, nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì việc bắt đầu kế hoạch luyện tập là một ý tưởng tốt. Các hoạt động thể thao sẽ ngăn chặn được tình trạng tăng cân (do đó, giảm được nguy cơ bị tiểu đường và béo phì – 2 yếu tố nguy cơ chính của bệnh suy tim). Luyện tập thể thao cũng giúp giữ các mạch máu của bạn luôn khỏe mạnh, góp phần kiểm soát được huyết áp và lượng cholesterol trong máu. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng bạn nên luyện tập ít nhất 2.5 giờ với cường độ trung bình mỗi tuần.

Tránh xa đồ ăn có chứa muối

Chắc hẳn bạn cũng đã biết, tiêu thụ quá nhiều muối có thể khiến cơ thể bị tích nước. Nhưng tại sao điều này lại trở nên quan trọng trong bệnh suy tim? Thừa quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp của bạn, và do đó, tim sẽ phải làm việc vất vả hơn. Tích quá nhiều dịch trong có thể cũng có thể làm căng các buồng tim và có thể góp phần làm yếu thêm cơ chế hoạt động của tim ở những bệnh nhân vốn đã mắc bện suy tim. Thay vì muối, bạn có thể sử dụng một số loại thảo mộc và gia vị khác để tăng thêm hương vị cho món ăn như gừng, rau húng,…

Lựa chọn một chế độ ăn tốt cho trái tim

Một chế độ ăn cân bằng rất quan trọng đối với những bệnh nhân bị suy tim. Cũng giống như các dạng bệnh tim mạch khác, hãy đảm bảo rằng chế độ ăn của bạn chứa các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe trái tim, ví dụ như cá hồi (giàu axit béo omega 3), trái bơ (giàu chất béo có lợi cho sức khỏe), lúa mạch (giàu chất xơ hòa tan, giúp giảm lượng cholesterol), các loại hạt (giàu chất xơ và vitamin E), cùng với đó là nhiều trái cây và rau xanh tươi như việt quất, trái cây họ cam quýt và cà chua.

Các lựa chọn điều trị

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh suy tim, bạn cần biết rằng có rất nhiều lựa chọn điều trị dành cho bạn. Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim, ví dụ như bệnh mạch vành, tăng huyết áp hay tiểu đường, thường sẽ là lựa chọn điều trị đầu tiên. Từ đây, bác sỹ có thể sẽ tiến hành chụp mạch hoặc thông tim để xem cụ thể bên trong các động mạch và xác định xem liệu các động mạch có bị tắc nghẽn hay không.

Nếu có các mảng bám xuất hiện, thì rất có thể bác sỹ sẽ kê thuốc cho bạn uống. Một số lựa chọn điều trị bao gồm sử dụng thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARBs), thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu. Những phương pháp điều trị này sẽ cải thiện tỷ lệ sống sót và làm giảm tình trạng nhập viện ở những bệnh nhân bị suy tim tâm thu có triệu chứng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh suy tim có thể cân nhắc đến việc thay tim hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ tâm thất trái (LVADs). Những biện pháp này chỉ được sử dụng nếu việc dùng thuốc và thay đổi lối sống không có hiệu quả.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Kết luận được đưa ra là gì? Vì lối sống có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc dự phòng suy tim, nên các bác sỹ nhấn mạnh rằng, người bệnh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh của chính họ.  Học cách có chế độ ăn lành mạnh nhất và dành thời gian luyện tập thể thao (ví dụ như đi bộ 10.000 bước mỗi ngày) là một phần rất quan trọng của việc duy trì sức khỏe và dự phòng bệnh suy tim.

Tham khảo thêm thông tin về suy tim trong bài viết: 6 cách để phòng chống suy tim

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm