Axit béo omega 3 tham gia vào các hoạt động sau:
Các nguồn chứa axit béo omega-3?
Omega-3 có thể tìm thấy dễ dàng trong tự nhiên từ các nguồn thực phẩm. Dầu cá, đặc biệt dầu cá hồi, cá thu chứa nhiều axit omega-3 docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA). Trong một số loại hạt như hạt óc chó, dầu thực vật (hạt lanh, dầu cải và đậu nành) chứa omega-3 hay còn gọi là axi alpha-linolenic (ALA)
Lợi ích của axit omega-3
Các nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của axit béo omega 3 đến một số tình trạng bệnh dưới dây.
Tim mạch
Nồng độ cao DHA và EPA (do ăn nhiều cá hoặc do bổ sung viên dầu cá) có khả năng cải thiện nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng omega-3 làm giảm nồng độ cholesterol, giảm nhẹ huyết áp, làm chậm sự tiến triển của xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ, tử vong ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch
Viêm khớp dạng thấp
Thường xuyên bổ sung dầu cá có thể làm giảm triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, giảm số lượng các khớp bị viêm, sưng, giảm lượng corticosteroid cần dùng cho người viêm khớp dạng thấp. Dầu cá còn có tác dụng chống viêm, được coi như chìa khóa trong phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp.
Lợi ích khác
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những lợi ích khác của omega-3 trong điều trị các bệnh như:
Một số nghiên cứu cho rằng, bổ sung omega-3 vào chế độ ăn còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (ung thư vú, ruột và tuyến tiền liệt)
Lưu ý
Mặc dù omega-3 được cho là khá an toàn khi sử dụng ở liều thấp hoặc trung bình, nhưng cũng có thể gặp một số triệu chứng không mong muốn trong một số trường hợp như tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng.
Dầu cá thường có vị tanh, gây khó chịu cho người sử dụng. Để hạn chế nhược điểm này, bạn có thể sử dụng trước các bữa ăn.
Ở liều cao, dầu cá còn tương tác với một số thuốc gồm thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc chống đông máu, thuốc huyết áp. Do vậy, người sử dụng cần chú ý khi sử dụng phối hợp các thuốc.
Nếu bạn đang cân nhắc việc sử dụng bổ sung thêm dầu cá, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, để sử dụng đúng liều, đúng cách và đạt được hiệu quả mong muốn.
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?
Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.
Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.