Bạn ăn chất tạo ngọt nhân tạo
Bạn thích hương vị ngọt ngào của chất tạo ngọt đựng trong các túi nhỏ màu hồng, màu vàng hoặc màu xanh? Tuy nhiên, một số chuyên gia lại khuyến nghị rằng bạn nên tránh xa các chất tạo ngọt nhân tạo này. Trong nghiên cứu Nurses’ Health study trên 3000 phụ nữ đã chỉ ra rằng, chỉ từ 2 khẩu phần soda ăn kiêng /ngày trở lên (soda ăn kiêng là một loại sản phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo) có thể dẫn đến việc giảm 30% chức năng thận. Khi chức năng thận bị ảnh hưởng, thì sẽ có ít nước ở trong các mạch máu hơn. Hậu quả là, bạn sẽ dễ bị sưng phù hơn. Cách tốt nhất là tránh ăn hoặc uống những loại sản phẩm có chứa saccharine, aspartame hoặc sucralose.
Bạn bị kháng insulin
Nếu bạn bị kháng insulin – tình trạng liên quan đến bệnh tiểu đường typ 2, thì bạn sẽ dễ bị sưng phù hơn. Các chuyên gia giải thích rằng, tình trạng kháng insulin sẽ khiến cơ thể tích muối. Việc tích muối sẽ khiến cơ thể tích nhiều nước và sưng phù lên. Do vậy, hãy cố gắng kiểm soát thật tốt lượng đường mà bạn nạp vào, từ lượng đường và mật ong cho đến lượng mật mía – tất cả những loại đường này đều có thể gây cản trở với quá trình sản xuất insulin và dẫn đến tình trạng sưng phù.
Bạn rửa mặt sai cách
Thói quen chăm sóc da sai cách cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm sưng phù. Đôi khi, tình trạng sưng phù ở mặt có thể có nguyên nhân là do chà xát quá mạnh lên mặt, cho dù là bạn dùng xơ mướp chà xát hay sử dụng sữa rửa mặt loại mạnh hoặc chất làm se khít lỗ chân lông. Trong những trường hợp này, thì việc chà xát càng ít sẽ càng tốt. Bạn chỉ nên sử dụng sữa rửa mặt loại nhẹ, chỉ rửa bằng tay (không sử dụng khăn mặt hoặc các dụng cụ chà xát) và tránh không nặn mụn nếu bạn có da mặt nhạy cảm.
Bạn ăn quá nhiều muối và mì chính
Chế độ ăn có quá nhiều muối và mì chính có thể sẽ khiến cơ thể bạn bị sưng phù. Do vậy, để làm giảm tình trạng sưng phù, bạn nên cắt giảm lượng muối và mì chính ăn vào mỗi ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, người trưởng thành không nên ăn quá 2300mg muối/ngày, lý tưởng nhất chỉ nên ăn tối đa 1500mg muối/ngày. Cách đơn giản nhất là tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp hoặc thực phẩm chế biến sẵn bởi đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều muối.
Bạn không quan tâm đến các vấn đề về răng miệng
Bạn không nên bỏ lỡ các cuộc hẹn với nha sỹ. Bị phù ở phần dưới của mặt, đặc biệt là nếu phù ở một bên mặt có thể có nguyên nhân là do áp xe răng. Do vậy, bạn không nên lờ đi tình trạng sâu răng của mình. Khám răng định kỳ không chỉ giúp bạn làm sạch răng và chụp Xquang mà còn có thể giúp bạn phát hiện ra sớm rất nhiều vấn đề sức khỏe khác khiến mặt bạn bị sưng, ví dụ như ung thư hàm mặt hoặc bệnh Chron.
Giày và găng tay của bạn quá chật
Sưng phù đi kèm với tình trạng mệt mỏi, khó thở có thể cho thấy bạn bị suy tim. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn bị sưng phù. Một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bàn chân, mắt cá chân và bàn tay của bạn bị sưng phù (ngoại trừ nguyên nhân do chấn thương) là do bạn đi giày, tất hoặc găng tay quá chật, gây chèn ép, hạn chế lưu lượng máu chảy. Do vậy, đối với các loại sản phẩm này, bạn nên lựa chọn loại sản phẩm khiến bản thân cảm thấy thoải mái nhất, thay vì lựa chọn loại hợp thời trang.
Bạn đứng quá lâu
Đứng chờ mua vé xem phim quá lâu hoặc đi bộ nhiều hơn bình thường? Vậy thì chẳng có gì ngạc nhiên nếu bạn thấy chân mình bị sưng lên một chút. Khi bạn đứng quá lâu, các tĩnh mạch sẽ bị yếu đi và bị giãn ra, dẫn đến tình trạng sưng phù ở chân. Do vậy, nếu phải đứng lâu, bạn nên thường xuyên dành ra những khoảng thời gian ngắn để chân được nghỉ ngơi và giảm sưng phù. Lý tưởng nhất, bạn nên để chân nghỉ ngơi bằng cách nâng cao chân hơn so với vị trí của trái tim.
Bạn sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc khác
Ibuprofen cũng như nhiều loại thuốc chống viêm không chứa steroid khác có thể dẫn đến tình trạng sưng phù do khiến cơ thể tích nước. Một số thuốc khác, dùng để điều trị tình trạng tăng huyết áp (như amlodipine), và thuốc điều trị bệnh tiểu đường (pioglitazone) cũng có thể góp phần gây ra tình trạng sưng phù liên quan đến tích nước. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng estrogen và các thuốc chống trầm cảm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để xem liệu có loại thuốc nào bạn đang dùng có thể gây ra tình trạng sưng phù trên cơ thể bạn hay không.
Bạn mắc hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay cũng có thể khiến cơ thể bạn bị sưng phù. Khi dây thần kinh chạy từ cẳng tay đến lòng bàn tay bị chèn ép tại vị trí cổ tay, đó là lúc hội chứng ống cổ tay sẽ xuất hiện. Tình trạng sưng phù liên quan đến hội chứng ống cổ tay thường sẽ đi kèm với cảm giác đau, nóng rát, ngứa râm ran hoặc tê bì ở bàn tay và các ngón tay. Những triệu chứng này thường sẽ phát triển dần dần theo thời gian.
Khi nào bạn cần đến khám bác sỹ
Đôi khi, tình trạng sưng phù của bạn có thể là dấu hiệu cho thấy có một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Sưng phù ở một bên tay hoặc một bên chân, trong trường hợp bạn không bị chấn thương, có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng da hoặc thậm chí là cục máu đông. Trong trường hợp có cục máu đông, bạn sẽ xuất hiện triệu chứng đau dữ dội đi kèm với những chuyển động nhất định.
Sưng ở một bên chân cũng có thể là dấu hiệu của ung thư tiền liệt tuyến, sưng trong trường hợp này thường xảy ra khi có sự tắc nghẽn hệ thống bạch huyết.
Thông thường, sưng ở một bên tay/chân là một vấn đề đáng lo ngại. Đối với chân, đó có thể là do huyết khối tĩnh mạch sâu (một tình trạng cấp cứu). Còn nếu sưng ở những vị trí khác, thì đó có thể là do áp lực của một khối u gây chèn ép lên hệ bạch huyết.
Sưng phù lưỡi cũng là một tình trạng khẩn cấp. Các yếu tố về gen và các phản ứng dị ứng có thể là nguyên nhân trong trường hợp này. Nhưng nếu lưỡi bạn bị sưng to đến mức cản trở chức năng hô hấp thì bạn bắt buộc phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết Nguyên nhân khiến mặt bạn bị sưng, phù
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh