Tác dụng tuyệt vời của hoa quả xứ nhiệt đới không phải ai cũng biết
Xứ sở nhiệt đới không chỉ là những nơi thích hợp cho du lịch mà còn là vùng đất của rất nhiều loại hoa quả nhiệt đới. Hoa quả ở đây không chỉ phong phú về số lượng mà còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, cung cấp rất nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng để giúp đẩy lùi bệnh tật và mang lại một sức khỏe tốt. Thông tin mà chúng tôi cung cấp sau đây sẽ khiến bạn cảm thấy bất ngờ về những loại hoa quả vừa lạ mà lại vừa quen ở miền nhiệt đới.
Sầu riêng
Nơi trồng: Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippin.
Giá trị dinh dưỡng: Được biết đến với tên gọi “vua của các loại trái cây”, sầu riêng cũng nổi tiếng luôn bởi mùi vị rất đặc biệt của nó. Một khi đã thích nghi được với mùi của sầu riêng, bạn sẽ nhận thấy rằng phần thịt quả bên trong của nó cực giàu kali, chất xơ, sắt và các vitamin nhóm B. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm tốt nhất để ăn sầu riêng là khi chín do hàm lượng rất cao các chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy lớp vỏ gai xù xì bên ngoài có tác dụng chữa ho và có hoạt tính kháng sinh. Tuy nhiên nếu bạn đang muốn giảm cân, đừng nên ăn quá nhiều sầu riêng. Nó là loại trái cây chứa rất nhiều năng lượng.
Chôm chôm
Nơi trồng: các nước Đông Nam Á.
Giá trị dinh dưỡng: Là loại quả có họ hàng với trái vải, quả chôm chôm – bao gồm cả hạt, vỏ và thịt quả chứa hàm lượng khá cao các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol, có thể giúp phòng các bệnh nguy hiểm như ung thư. Nhìn bên ngoài, chôm chôm trông như một con nhím biển với những chiếc gai màu đỏ. Tuy nhiên, phần thịt quả thì lại đặc biệt mềm mọng và rất giàu sắt, canxi và phosphor là những khoáng chất cần thiết giúp xây dựng hệ xương chắc khỏe.
Thanh long
Nơi trồng: Nguồn gốc là ở các quốc gia Trung Mỹ. Tuy nhiên Việt Nam là quốc gia có sản lượng thanh long cao nhất thế giới. Ngoài ra nó còn được trồng tại các nước như Thái Lan, New Zealand, Australi và đảo Hawaii.
Giá trị dinh dưỡng: Thanh được coi là một siêu thực phẩm cực kỳ giàu dinh dưỡng bao gồm các chất chống oxy hóa như carotenoid cũng như chất xơ và vitamin C. Một nghiên cứu vào năm 2010 đã chứng minh các chất chống oxy hóa trong thanh long có thể giúp giảm nguy cơ tiểu đường, bệnh tim mạch và cao huyết áp. Lớp vỏ ngoài màu đỏ sáng của loại quả này có chứa lycopen và polyphenol có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Quả camu
Nơi trồng: Quả camu (tên khoa học là Myrciaria dubia) được trồng ở vùng rừng rậm nhiệt đới Amazon ở các quốc gia Brazil, Peru, Colombia và Venezuela.
Giá trị dinh dưỡng: Camu là loại quả có hàm lượng vitamin C cao nhất trong tất cả các loại quả (gấp 60 lần hàm lượng vitamin C chứa trong cam), và có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm rất tốt. Một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Cardiology chỉ ra rằng khi ăn loại quả này trong vòng 7 ngày, nước ép từ quả camu có thể làm giảm các stress oxy hóa. Các loại kem và đồ uống từ quả camu rất phổ biến ở Peru, tuy nhiên nó thường được chế biến thành các loại bột cho thêm vào các loại đồ uống smoothie, sữa chua hoặc nước trái cây.
Quả vải
Nơi trồng: Vải được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ và cả ở Mỹ.
Giá trị dinh dưỡng: Loại trái cây vừa thơm vừa ngọt này rất nổi tiếng là giàu các chất polyphenol, vitamin và chất xơ. Theo một nghiên cứu, vải có thể giúp đánh tan mỡ bụng.: Một hợp chất có trong loại trái cây này tên gọi là oligonol cho thấy tác dụng ngăn ngừa bệnh béo phì và giảm lượng mỡ trong các nội tạng. Phần thịt quả vải màu trắng có thể ăn tươi hoặc làm khô biến thành một vị thuốc rất tốt.
Câu kỷ tử
Nơi trồng: nguồn gốc ở Trung Quốc, hiện nay câu kỷ tử được trồng trên khắp các quốc gia châu Á và một số nước châu Âu.
Giá trị dinh dưỡng: Loại quả mọng có màu đỏ cam sáng này là một loại trái cây rất bổ dưỡng do chứa hàm lượng các vitamin và chất khoáng cao. Một nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước ép từ câu kỷ tử có thể giúp đánh ta mệt mỏi và stress, tăng khả năng tập trung và tỉnh táo, đồng thời cải thiện tâm trạng do thành phần chất chống oxy hóa trong loại quả này. Câu kỷ tử có thể được sử dụng dưới dạng quả tươi, làm khô, chế biến thành nước uống hoặc thêm vào các loại smoothie, ngũ cốc…
Măng cụt
Nơi trồng: chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.
Giá trị dinh dưỡng: Lớp vỏ cứng màu tím bao ngoài, thịt quả trắng mọng và hạt vị đắng đều có thể sử dụng làm thuốc trong đông y để chống nhiễm khuẩn và làm liền vết thương. Do vậy, nó thường được dùng trong điều trị các bệnh viêm đường tiết niệu, tiêu chảy và chàm eczema. Chứa hàm lượng vitamin C rất cao, măng cụt thường được ăn tươi rất ngon.
Quả acai
Nơi trồng: Loại trái cây khá cổ xưa này có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, ở các quốc gia như Brazil và Belize.
Giá trị dinh dưỡng: Từ xa xưa, loại quả mọng này đã từng là nguồn thực phẩm cung cấp cho các bộ lạc ở vùng Amazon hang thế kỷ, tuy nhiên gần đây nó đã được nâng lên hàng “siêu thực phẩm” do những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Quả acai có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Một số người cho rằng quả acai còn có tác dụng tăng cường chuyển hóa và giúp giảm cân mặc dù chưa có bằng chứng chứng minh. Một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng cao các chất chống oxy hóa trong trái acai rất có lợi cho sức khỏe, có thể giúp giảm tình trạng stress và giúp kéo dài vòng đời khi nghiên cứu trên ruồi giấm. Tuy chưa có nghiên cứu chứng minh rằng nó giúp kéo dài tuổi thọ của con người nhưng một nghiên cứu khác từ hiệp hội hóa học Hoa Kỳ đã cung cấp bằng chứng cho thấy tiêu thụ các loại quả mọng như acai giúp não bộ khỏe mạnh và phòng chứng sa sút tinh thần.
Quả mít
Nơi trồng: mặc dù có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng hiện nay mít được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Nó cũng được trồng ở Trung và Đông Phi và Brazil.
Giá trị dinh dưỡng: Là một trong những loại quả lớn nhất thế giới (một trái mít có thể phát triển nặng tới hơn 30 kg), mít rất giàu chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn sau khi bạn ăn no. Những múi mít thơm ngọt cũng chứa những chất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra, hạt mít còn là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B như thiamin và riboflavin giúp da, tóc và móng tay luôn chắc khỏe. Hạt mít có thể ăn sống còn phần múi mít có thể sử dụng trang trí trên các loại kem hoặc sản xuất mít khô đóng gói.
Tham khảo thêm bài viết: Cân bằng lượng hoa quả mỗi ngày
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.