COVID-19 hiện đang là đại dịch toàn cầu và các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV 2 mới được ghi nhận ở 46 tiểu bang của Hoa Kỳ và một câu hỏi lớn được đặt ra rằng chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Sau lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) đối với các nước nhằm đẩy mạnh có hành động khẩn cấp và quyết liệt chống dịch, các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức Hồi giáo đang tiến hành các cuộc thảo luận với các quan chức y tế trước tình hình bùng nổ của bệnh dịch để tìm ra cách tốt nhất giải quyết tình hình để bảo vệ người dân khỏi virus khi dịch bệnh đã gây ra hơn 4000 ca tử vong trên toàn thế giới.
Một trong những điều đang được nói đến là khả năng miễn dịch cộng đồng, nhưng điều này có nghĩa gì và nó liên quan đến COVID-19 như thế nào?
Miễn dịch cộng đồng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ định nghĩa là một tình trạng khi có đủ tỷ lệ một quần thể miễn dịch với bệnh truyền nhiễm (thông qua tiêm chủng và / hoặc nhiễm bệnh trước đó) và miễn dịch này giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh từ người này sang người khác.
Nói cách khác, miễn dịch cộng đồng tồn tại khi có nhiều người trong khu vực được tiêm vắc-xin hoặc đã bị nhiễm bệnh. Khi đó sẽ có ít người mắc bệnh hơn và mầm bệnh có ít khả năng lây từ người sang người.
CDC cho biết thêm, ngay cả những người không được tiêm phòng, như trẻ sơ sinh và những người mắc bệnh mãn tính cũng sẽ được bảo vệ ở một mức độ nhất định vì bệnh không thể lây lan trong cộng đồng.
Lý thuyết đằng sau khả năng miễn dịch cộng đồng là khi ai đó được tiêm vắc-xin, không chỉ người đó được bảo vệ khỏi nhiễm trùng mà họ sẽ không thể truyền bệnh cho người khác. Miễn dịch cộng đồng bảo vệ những người không thể tiêm vắc-xin vì hệ thống miễn dịch của họ không đủ mạnh và là những người có nguy cơ diễn biến nặng nếu nhiễm bệnh.
Một ví dụ về khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm chủng là dịch sởi ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở Hoa Kỳ vào cuối những năm 1980. Các nhà nghiên cứu kiểm tra mối liên quan giữa tỷ lệ mắc bệnh sởi và tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và đưa ra kết luận rằng với tỷ lệ tiêm chủng khoảng 80% có thể đủ để ngăn chặn dịch sởi kéo dài trong cộng đồng đô thị.
Tất nhiên, chưa có vắc-xin cho dịch COVID-19. Vì vậy, cách gây miễn dịch cộng đồng sẽ hơi khác so với sởi ở trẻ em. Lựa chọn duy nhất là phục hồi, có nghĩa là cho phép phần lớn mọi người nhiễm virus tại một số điểm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không đề cập đến phương pháp này trong chiến lược đối phó của nước Mỹ với dịch bệnh. Nhưng tại Vương quốc Anh, nơi có 596 ca nhiễm được xác nhận tính đến ngày 12 tháng 3, theo BBC, Thủ tướng Boris Johnson lại coi miễn dịch cộng đồng là một giải pháp chiến lược. Tuy nhiên nước Anh bắt đầu lên kế hoạch thay đổi đựa trên một mô hình mới trong tình trạng dịch bệnh ngàng càng diến biến nghiêm trọng ở nước này làm gia tăng số người tử vong do virus diễn ra nhanh chóng.
Sự thiếu vắng vắc-xin để bảo vệ mọi người trong dịch COVID-19, khiến chúng ta không thể trông chờ vào miễn dịch cộng đồng được nữa, đó không phải là một chiến lược y tế công cộng phù hợp. Phải nhanh chóng hạn chế việc lây truyền bệnh trong cộng đồng, và trên toàn thế giới. Cách ly tại nhà hiện là một phương pháp được nhiều nước áp dụng trong đó có Việt Nam nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người hạn chế nguồn bệnh lây lan rộng.
Tình hình COVID-19 đang thay đổi nhanh chóng từng ngày và điều duy nhất chúng ta biết chắc chắn là chúng ta có một con đường dài phía trước. Vì vậy, chúng ta cần phải thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn để đối phó với bệnh dịch.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật thú vị về hệ miễn dịch
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.