Có rất nhiều nguyên nhân khiến móng chân bị ố vàng: đi giày nhiều, đôi chân thường xuyên phải ở trong môi trường ẩm ướt, ngâm nước, giữ vệ sinh kém… Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào thì móng chân ố vàng vẫn gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chưa kể tới một số trường hợp còn kèm theo cả… bốc mùi nữa. Ngoài ra còn dễ mắc các căn bệnh nấm móng, viêm móng hơn so với thông thường. Bởi vậy nên, hãy giải quyết nhanh chóng bằng các biện pháp dưới đây nhé!
Giấm táo cũng là một sản phẩm có tác dụng diệt khuẩn, giúp đôi chân sạch sẽ, đánh bay mọi vi khuẩn bên trong móng chân của bạn. Nồng độ axit trong đó sẽ phá huỷ các loại nấm và ngăn ngừa chúng xuất hiện trở lại. Nhờ đó, móng chân có thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, đồng thời còn phòng tránh được viêm nhiễm nữa. Tương tự nước súc miệng, bạn hãy pha một chút giấm táo vào nước và dùng ngâm chân trong khoảng 30 phút nhé!
Nghe có vẻ hơi vô lý nhưng thực tế, tác dụng của tỏi cực kỳ tốt trong việc giảm ố móng chân và phòng tránh các bệnh viêm nhiễm, nấm móng. Hãy cho một vài tép tỏi vào tất, xỏ vào chân và để qua đêm. Nếu muốn tác dụng hiệu quả hơn, bạn có thể băm nhỏ tỏi và bọc vào khu vực móng chân. Sau đó, rửa sạch lại bằng nước sạch vào sáng hôm sau.
Đây là một sản phẩm trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhưng nó cũng có thể giúp bạn tẩy ố móng chân. Nhờ vào thành phần thymol có trong đó, chỉ cần thoa một chút lên móng chân và chà nhẹ nhàng, nấm móng sẽ bị 'đánh bại', móng chân của bạn sẽ nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.
Không phải ai cũng biết đến tác dụng 'kì diệu' này của nước súc miệng. Ngoài tác dụng làm sạch răng miệng, bạn còn có thể sử dụng nó để tẩy trắng những chiếc móng chân ố vàng đó.
Cách làm cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần pha một lượng nhỏ nước súc miệng vào nước và dùng ngâm chân trong khoảng 30 phút. Salicylate có trong đó sẽ làm trắng móng, thúc đẩy sự bong tróc các tế bào chết. Không chỉ thế, thymol và Eucalyptol còn giúp điều trị, ngăn ngừa viêm và nấm móng. Quả là 'một công đôi việc' luôn nhé!
- Vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày, hạn chế việc đi giày trong thời gian dài.
- Chọn giày dép chất liệu thông thoáng.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường bởi chúng cũng làm tăng nguy cơ hôi chân, nấm móng.
- Tập thể thao mỗi ngày, vận động thường xuyên để đẩy các chất thải qua đường mồ hôi, từ đó hạn chế hôi chân, nấm chân.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.