Bệnh gan nhiễm mỡ gắn với béo phì
Liên đoàn Gan Hoa Kỳ (ALF: The American Liver Foundation) định nghĩa gan nhiễm mỡ là "sự tích tụ mỡ dư thừa trong các tế bào gan." Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gan nhiễm mỡ là bệnh béo phì, do mức tiêu thụ calo dư thừa gây ra. Yếu tố nguy cơ khác bao gồm đái tháo đường, cholesterol hoặc triglyceride máu cao, lạm dụng rượu, phẫu thuật dạ dày, một số thuốc và suy dinh dưỡng. Không có điều trị chuẩn hóa cho gan nhiễm mỡ, nhưng Đại học Johns Hopkins cho biết rằng giảm cân có thể giúp ngăn ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ.
Trái cây, rau và ngũ cốc
Một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt tự nhiên ít calo và chất béo bão hòa nhưng giàu chất xơ.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, trái cây, rau và ngũ cốc làm tăng cảm giác no và có thể ngăn ngừa ăn quá nhiều và tăng cân sau này. Chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường típ 2, một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với gan nhiễm mỡ.
Protein và sữa
Các protein tốt nhất để hỗ trợ duy trì cân nặng và giảm cân là từ các nguồn thịt nạc như thịt gia cầm, trứng, đậu nành, thịt nạc, cá, hải sản, đậu và các loại đậu. Chất béo và calo dư thừa có thể được giảm bằng cách loại bỏ tất cả các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu, và sử dụng các phương pháp lành mạnh để nấu thức ăn như nướng, hấp, rang. Các sản phẩm từ sữa lành mạnh bao gồm ít chất béo hoặc sữa không béo, sữa chua và pho mát.
Thực phẩm chứa ít cholesterol
Cholesterol là một loại chất béo được tìm thấy trong các sản phẩm động vật. Một báo cáo đăng tải trong Tạp chí World Journal of Gastroenterology, đề nghị một chế độ ăn uống có ít chất béo bão hòa. Thực phẩm giàu acid béo omega như cá béo, dầu ô liu và các loại hạt được khuyến cáo để giúp điều trị gan nhiễm mỡ. Bản báo cáo cũng khuyến cáo dùng các thực phẩm ít đường đơn và đường fructose và xi rô bắp.
Đồ uống không cồn
Rượu gây hại cho gan và được gắn chặt với các bệnh gan. Theo Trung tâm Y tế Thái Bình Dương California chỉ cần dùng ít như một ly bia hoặc rượu vang một tuần có thể đóng góp cho gan nhiễm mỡ. ALF khuyến khích cá nhân với gan nhiễm mỡ nên tránh tất cả loại rượu. Ví dụ: nên dùng thay thế các loại đồ uống không cồn bao gồm nước, nước trái cây, nước ngọt, trà, cà phê, nước uống thể thao và sữa.
Song song với chọn thực phẩm phù hợp cho bệnh gan nhiễm mỡ, điều chỉnh lối sống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong gan nhiễm mỡ như tập thể dục đều đặn, không uống bia rượu, không ăn mỡ động vật và các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, điều chỉnh cân nặng về mức cho phép là cốt lõi trong không chế gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, và lưu ý xét nghiệm men gan và các xét nhiệm đánh giá chức năng gan để xử lý kịp thời các biến chứng do gan nhiễm mỡ gây ra.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?